Thời gian gần đây, cả nước ghi nhận số ca mắc thủy đậu, tay chân miệng, viêm màng não, các bệnh về hô hấp do virus hợp bào RVS tăng nhanh tại các cơ sở y tế khiến số ca mắc các bệnh dịch truyền nhiễm tích lũy từ đầu năm tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ 2022. Thế nhưng, thay vì đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, nhiều bậc phụ huynh lại tự chẩn đoán bệnh và điều trị cho con. Hậu quả của việc này là không ít trường hợp trẻ bị biến chứng, bệnh trở nặng, thậm chí tử vong. Ngành y tế dự báo, với thời tiết giao mùa như hiện nay, các bệnh dịch nguy hiểm ở trẻ thường có xu hướng lây lan mạnh, do đó, số ca mắc có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Vậy để tránh các biến chứng chuyển nặng ở trẻ, người dân cần tránh những sai lầm gì trong chăm sóc, điều trị cho trẻ? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Ths. BS Nguyễn Sỹ Đức, Bộ môn Nhi, Đại học Y HN, đồng thời là BS Trung tâm bệnh Nhiệt đới, BV Nhi trung ương.
Các ca nặng mắc bệnh dịch nguy hiểm gia tăng: Cần tránh những sai lầm trong điều trị.- Lớp đêm xóa mù chữ trên bản Nậm Giang.
Tăng cường phòng tránh dịch bệnh trong mùa xuân - Thế giới cần làm gì để ứng phó với các dịch bệnh trong tương lai: Khuyến cáo của WHO và các tổ chức quốc tế - Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính
Tăng cường phòng tránh dịch bệnh trong mùa xuân - Thế giới cần làm gì để ứng phó với các dịch bệnh trong tương lai: Khuyến cáo của WHO và các tổ chức quốc tế - Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính
Nhằm tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Bộ Y tế mới đây ban hành Công điện khẩn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; các bệnh viện trực thuộc Bộ. Trong văn bản này, Bộ Y tế nhấn mạnh các địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu, phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc COVID-19 để xử lý kịp thời, đặc biệt các đối tượng nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của virus SARS-CoV-2; đẩy mạnh giám sát tại cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh nhằm sớm phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường. Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông tin về sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron có khả năng lây truyền cao và tránh được hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại. Tại nước ta, kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự dịch chuyển từ biến thể phụ BA.5 của Omicrion sang biến thể phụ BA.2.75 trong 3 tháng cuối năm ngoái. Ngoài ra, còn ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.5 vào tháng 12 năm 2022, đây được coi là biến thể siêu lây nhiễm đang xuất hiện tại gần 30 quốc gia, trong đó có những nước dịch bệnh đang bùng phát mạnh. Đáng chú ý là từ ngày 8/1, Trung Quốc đã mở cửa biên giới với các nước, trong đó có Việt Nam. Với diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 tại Trung Quốc, nhiều người dân lo ngại nguy cơ dịch bệnh với biến thể mới xâm nhập và bùng phát tại nước ta. Khi Tết Nguyên đán cận kề, hoạt động giao thương, đi lại sôi động như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh với những biến thể mới cần thực hiện như thế nào? Đâu là những giải pháp phù hợp để phòng chống dịch bệnh?
Đến thời điểm hiện tại, số ca mắc và tử vong hằng tuần hiện chỉ bằng khoảng 1/5 so với một năm trước, nhưng vẫn còn ở mức cao. Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo về sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron, có khả năng lây truyền cao và tránh được hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ dịch bùng phát trở lại. Từ ngày 8/1 tới đây, Trung Quốc mở cửa biên giới và bỏ cách ly kiểm dịch, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội giao thương thương mại giữa hai nước, song cũng có thể dẫn đến nhiều ca nhiễm bệnh nhập cảnh vào nước ta. Để tìm hiểu về công tác giám sát dịch bệnh cùng tâm thế chung sống an toàn khi giao thương đi lại giữa các nước được khôi phục, trong câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi trao đổi với GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế về nội dung này.
- Một năm ngành tôm Cà Mau vượt khó để tăng trưởng. - Hỗ trợ ngư dân ứng phó với thiên tai và gió mạnh trên biển. - Giải pháp nâng cao vai trò hợp tác xã trong giai đoạn mới. - Cây vụ đông: trồng chất lượng, bán dễ dàng. - Phòng chống rét đậm, rét hại cho cây trồng, vật nuôi.
Chính phủ nhiều nước châu Âu ngày 27/12 tiếp tục công bố thêm các biện pháp nhằm hạn chế tối đa sự bùng nổ các ca nhiễm Covid-19 do biến thể Ô-mi-crôn (Omicron) trong dịp đón năm mới 2022 vào cuối tuần này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa có bài phát biểu trấn an người dân về năng lực ứng phó của chính phủ trước biến thể Omicron. Cũng giống như các quốc gia khác, biến thể này đang lây lan nhanh tại Mỹ, chiếm đa số ca mắc Covid-19 mới, làm dấy lên nỗi lo ngại về việc nước Mỹ có thể một lần nữa trở thành tâm dịch lớn nhất của thế giới – điều đã từng xảy ra hồi năm ngoái. Không chỉ người dân Mỹ mà các nước khác trên thế giới cũng theo dõi rất sát sao tình hình dịch bệnh của quốc gia này. Bởi với vị thế là nền kinh tế số 1 thế giới, mọi biến động tại nước Mỹ sẽ tác động nhanh chóng tới kinh tế toàn cầu. TS. Lộc Thị Thủy, Viện nghiên cứu Châu Mỹ phân tích rõ hơn vấn đề này.
- Các địa phương chủ động ứng phó với bão Rai. - Vượt dịch bệnh, trái cây Việt vẫn nối nhau xuất ngoại. - TP HCM cung cấp nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu phục vụ hàng Tết. - Chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong mùa đông.
Đang phát
Live