Trong 2 ngày 14-15/8 liên tiếp số ca nhiễm covid 19 của thành phố Hà Nội giảm hẳn, còn ở mức 39, 40 ca mỗi ngày. Đây là tín hiệu đáng mừng so với những ngày trước đó, song đà giảm này có duy trì được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm, ý chí của thành phố và nhất là người dân trong công tác phòng chống dịch. Đáng lo ngại là một số tuyến đường Hà Nội đã đông đúc trở lại.
Nhằm góp phần giúp các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bớt khó khăn, ngành chức năng thành phố Hà Nội đang rà soát, đề xuất bổ sung chính sách hỗ trợ kịp thời 10 nhóm đối tượng trên địa bàn thành phố.
Thời gian gần đây, lợi dụng tình hình dịch bệnh và giãn cách xã hội, các đối tượng tội phạm gia tăng các hoạt động vi phạm pháp luật. Trong đó nổi lên là tội phạm liên quan đến trật tự xã hội như: cướp, cướp giật tại địa bàn công cộng. Nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Để kịp thời ngăn chặn thực trạng này, Công an thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Tiếp lãnh đạo Nhà nước, Quốc Hội Lào và có bài phát biểu quan trọng trước Quốc hội Lào, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trên thế giới hiếm có mối quan hệ song phương nào được lịch sử chứng minh như quan hệ Việt - Lào. Đó là anh em một nhà, tình thân như ruột thịt.- Chính phủ ban hành Nghị quyết về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”. Riêng thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9.- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 bằng thảo dược Việt Nam.- Công ty Nanogen chính thức ký thoả thuận bảo mật việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Nano Covax cho Tập đoàn dược phẩm Vê-ca-ri-a của Ấn Độ.- Kỷ niệm 60 năm chất độc da cam lần đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và cũng là ngày để tưởng nhớ hàng triệu người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi độc tố hóa học lan rộng trên khắp đất nước.- Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích các hành động "bắt nạt" ở khu vực Biển Đông tại Hội nghị về an ninh trên biển, do Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tổ chức lần đầu tiên.- Các nhà khoa học cảnh báo, biến thể Lam-bđa có nguy cơ trở thành mối đe dọa lớn đối với nỗ lực khống chế đại dịch COVID-19 của nhân loại.
Trong thời buổi dịch bệnh lan rộng như hiện nay, chúng ta cần nhớ câu khẩu hiệu “ai ở đâu ở yên đấy” để phòng chống dịch lây lan. Tất nhiên, việc thực hiện lệnh giãn cách, phong tỏa, hạn chế tối đa các hoạt động không cần thiết có thể khiến chúng ta cuồng chân. Đặc biệt với những người yêu thích vận động, đam mê thể thao, việc phải ở nhà quanh quẩn với 4 bức tường là một cực hình.- Dẫu có buồn bực vì ở trong nhà nhiều ngày thì hãy nhớ tuyệt đối tuân thủ quy định giãn cách ở địa bàn mình sinh sống. Còn việc giải quyết khâu tập thể dục hàng ngày không hề khó khăn.
Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, cùng với thực hiện nhiều giải pháp chung sức phòng, chống dịch Covid-19, những việc làm thiện nguyện, sự quan tâm san sẻ dù chỉ là một bữa ăn, một phần rau, ký gạo cũng đều thiết thực, ý nghĩa, góp phần kết nối tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng hướng về người dân, chăm lo cho người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn...“Nghĩa tình mùa dịch – lan tỏa tinh thần sẻ chia” - nội dung được đề cập trong chương trình hôm nay.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 đã ngày càng ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân và kinh tế- xã hội của đất nước. Hưởng ứng lời kêu gọi phòng chống đại dịch Covid 19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hôm qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng viết thư động viên lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Trải qua hơn 500 ngày chống chọi, chiến đấu với dịch bệnh, không chỉ lực lượng tuyến đầu, mà toàn dân ta đã thể hiện quyết tâm, đồng lòng với nhiều nỗ lực, sáng tạo, để chiến đấu và quyết tâm chiến thắng dịch bệnh. Điều đó chính là thước đo của tinh thần “lửa thử vàng, gian nan thử sức” và nhân thêm nghĩa tình “tương thân tương ái”, truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.
Chỉ còn 4 ngày nữa là diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2 (6 và 7/8). Thế nhưng, hiện nay dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, thay đổi theo từng ngày ở nhiều địa phương và hầu hết các vùng miền. Hơn nữa, 19 tỉnh thành phố phía Nam vẫn đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Đảng và Nhà nước ta đã và đang kêu gọi cả hệ thống chính trị tập trung mọi nguồn lực cao nhất có thể để quyết tâm chống dịch, đẩy lùi dịch, sớm đưa cả nước về trạng thái bình thường mới. Mặt khác, việc tổ chức thi tốt nghệp THPT là một hoạt động vô cùng hệ trọng, đòi hỏi phải thực hiện quy chế thi rất nghiêm ngặt, “sai một li đi một dặm”. Trong lúc cả nước đang chịu áp lực, dồn vật lực, tâm lực cho dập dịch như vậy thì tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2 vào thời điểm này, liệu chúng ta có yên tâm? Những nơi buộc phải tổ chức thì làm sao để đảm an toàn và quyền lợi cho thí sinh và cán bộ làm thi? Chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng bàn luận về vấn đề này:
Khi TP.HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, có những nhóm chị em vẫn lặng lẽ chuẩn bị từng suất ăn, chai nước mát,… rồi kêu gọi đóng góp các thiết bị y tế trị giá hàng chục triệu đồng hỗ trợ tuyến đầu chống dịch. Không ai bảo ai, họ đều tâm niệm “giúp người cũng là giúp chính mình” tự nguyện, lặng lẽ san sẻ, lan toả yêu thương khắp TP.
Chiều nay 31/07, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch covid-19. Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện giãn cách tại 19 tỉnh thành phía Nam thêm 14 ngày. Đồng thời đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy định giãn cách, kiểm soát chặt người đi từ vùng dịch tới các địa phương.
Đang phát
Live