Thống kê cho thấy từ 6/12 đến nay, thành phố Hà Nội đã ghi nhận thêm trên 8000 ca dương tính với sars-cov-2, riêng trong 2 ngày 15 và 16/12 có 2687 trường hợp. Số ca dương tính tăng cao sẽ là thách thức lớn đối với Thủ đô trong việc kiểm soát dịch bệnh
- Bình Định khắc phục hậu quả mưa lũ, đảm bảo sản xuất vụ Đông Xuân. - Ngành hàng cá tra phục hồi tăng trưởng trong khó khăn. - Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã. - Người chăn nuôi khó thực hiện quy định chăn nuôi không kháng sinh.
Những ngày qua, các ca mắc mới Covid-19 đang có xu hướng tăng khắp các tỉnh, thành phố. Đáng chú ý, nhiều F0 mất dấu, nên nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 cộng đồng rất cao. Mặc dù tình hình dịch đang diễn biến hết sức phức tạp, nhưng vẫn còn nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế cũng như những quy định phòng, chống dịch tại nơi công cộng.
Theo khuyến cáo của ngành Chăn nuôi – Thú y thì những tháng cuối năm thường tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Vì vậy, các địa phương cần chủ động hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi. Ở thời điểm này nền nhiệt xuống thấp kèm theo mưa ẩm kéo dài khiến cơ thể vật nuôi giảm sức đề kháng. Để giúp bà con nông dân, đặc biệt các hộ chăn nuôi có thêm thông tin và hiểu rõ hơn về giải pháp chăm sóc đàn gia súc, gia cầm trong mùa đông, chương trình chuyên gia của bạn hôm nay, PGS – TS Lê Văn Năm, chuyên gia thú y sẽ giải đáp, hướng dẫn và tư vấn giúp bà con về nội dung này.
- Kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi những tháng cuối năm. - Ngành Lâm nghiệp tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2021. - Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi Nam Sông Thương. - Vĩnh Phúc – Nông thôn mới vượt khó. - Yên Thế (Bắc Giang) phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong mấy ngày qua, một số tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL đã nâng cấp độ phòng chống dịch bệnh cao hơn, đồng thời đề ra biện pháp xử cán bộ đảng viên không gương mẫu trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
-Cà Mau khôi phục sản xuất nông nghiệp sau dịch bệnh - Kiến thức chăm sóc cây trồng sau mưa lớn - Ngành thuỷ sản với mục tiêu xuất khẩu 8,8 tỉ đô la Mỹ - Những bất cập trong việc sắp xếp lại hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ - Tìm hiểu biển đảo việt Nam + Âu tàu Song Tử Tây điểm tựa cho ngư dân vươn khơi + Phỏng vấn Trung tá Đỗ Văn Sơn Chính ủy Lữ đoàn 955 về nhiệm vụ vận tải chi viện biển đảo Trường Sa + Câu hỏi Tìm hiểu biển, đảo Việt Nam.
- Giải pháp ổn định sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. - Nông dân ĐBSCL khổ vì giá phân bón tăng liên tục. - Làm tốt công tác khuyến nông giúp nâng cao giá trị nông sản. - Nông thôn mới Vĩnh Phúc – vượt khó trong đại dịch. - Chăn nuôi hữu cơ để giảm áp lực lây nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, trong quý 3, số lao động có việc làm chính thức giảm gần 500 nghìn người, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng hơn 530 nghìn người so với quý trước. Một lực lượng lớn lao động đã và đang di chuyển từ vùng có dịch về quê cho thấy con số này có thể chưa dừng lại. Mặc dù Quốc hội đã ban hành nhiều Nghị quyết hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid 19 nhưng giải quyết vấn đề lao động việc làm, chống đứt gãy chuỗi cung ứng về lao động trong bối cảnh thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch bệnh vẫn là giải pháp căn cơ nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Đây cũng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội và phòng chống dịch Covid 19.
Tại tỉnh Kon Tum, việc hỗ trợ cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đang được thực hiện khẩn trương, đảm bảo đúng đối tượng.
Đang phát
Live