- Tại nhiều nước, “làn sóng dịch bệnh thứ 2” đã bắt đầu xuất hiện. Liệu “làn sóng thứ 2” của dịch bệnh COVID-19 có xảy ra ở Việt Nam?- Người chiến sỹ áo trắng mang quân hàm xanh - Bác sỹ Thân Thiện Hiền, nguyên Trạm trưởng Bệnh xá Quân dân y 799 Quân khu 1, Bộ Quốc phòng, người luôn mang trong mình tinh thần vì nhân dân phục vụ.
- Các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, giải pháp thực hiện.- Chủ tịch tỉnh kiêm hiệu trưởng đại học: “Một vai hai gánh” – Liệu có khả thi?- Những tín hiệu vui cho nông sản xuất khẩu.- Khám phá không khí tại đầm sen Tây Hồ, Hà Nội những ngày hè.
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14, sáng 20/05, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo trước Quốc hội về phòng chống dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có điều chỉnh nhiều chỉ tiêu quan trọng. Trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về tăng trưởng của Việt Nam năm 2020. Kịch bản 1: GDP tăng dự kiến cao nhất tăng khoảng 5,2%, và Kịch bản 2: GDP tăng dự kiến khoảng 3,6 đến 4,4% so với năm 2019 - thấp hơn mục tiêu đề ra ban đầu là tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,8%. Biên tập viên Nguyên Long trao đổi cùng Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về “Các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và bàn giải pháp thực hiện.
Cả nước bước vào giai đoạn “bình thường mới”, khôi phục các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội. Các hoạt động vui chơi giải trí cũng đã tái khởi động sau thời gian tạm dừng để phòng chống dịch Covid-19. Tại TPHCM, từ ngày 9/5, các quán bar, các dịch vụ như rạp chiếu phim, spa, massage, trung tâm tiệc cưới... đã được mở cửa trở lại. Còn Hà Nội sẽ cho phép các phố đi bộ hoạt động trở lại vào ngày 15/5. Thế nhưng chúng ta không thể phớt lờ bài học nhãn tiền của Hàn Quốc. Sau khi nước này nới lỏng giãn cách, cho phép mở cửa trở lại các dịch vụ không thiết yếu, thì đã xuất hiện làn sóng Covid thứ hai. Các ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng lên do ổ dịch mới bùng phát tại các quán bar ở Thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Vậy Việt Nam chúng ta cần phải cảnh giác những gì khi nới lỏng giãn cách và cho phép các quán bar, rạp chiếu phim, hay những nơi tập trung đông người hoạt động trở lại? Đây là chủ đề bàn luận với khách mời là Chuyên gia Xã hội học, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình.
- Việt Nam bảo vệ thành quả chống dịch bệnh khi 24 ngày qua không có ca lây nhiễm Covid-19 mới.- Học sinh cấp tiểu học và mầm non cả nước sẽ quay trở lại trường vào ngày mai sau thời gian nghỉ dài để phòng, chống dịch Covid-19.- Vụ án thâu tóm nhà, đất công sản tại Đà Nẵng: Hai bị cáo mong được tòa tuyên vô tội.- Australia tuyên bố bảo vệ các nhà sản xuất lúa mạch trước việc Trung Quốc dọa đánh thuế chống bán phá giá.- “Từ từ và thận trọng”, đây là khẳng định của nước Anh khi khởi động lại nền kinh tế.
- Tại Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ thông xe kỹ thuật Dự án đầu tư xây dựng nút giao Nam Cầu Bính và lễ khởi công tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.- 17 ngày nước ta không có ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng. Các cơ quan chức năng tiếp tục đưa gần 300 công dân Việt Nam từ các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất về nước.- Từ hôm nay đến ngày 10/5, nhiều khu vực trên cả nước có nắng nóng diện rộng, có nơi nhiệt độ lên gần 40 độ C.- Căng thẳng có dấu hiệu gia tăng trở lại trên Bán đảo Triều Tiên khi xảy ra nổ súng tại khu vực phi quân sự Liên Triều.- Chính phủ các nước trong khu vực Đông Nam Á lên kế hoạch ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 từ cộng đồng lao động di cư.
Những tháng đầu năm 2020, thế giới gần như tê liệt trước một đại dịch được đánh giá là “chưa từng có”. Với dự đoán Covid-19 sẽ là một cuộc chiến dài hơi, giới chuyên gia y tế cảnh báo, các nước không nên lơ là và chủ quan trước nhiều dịch bệnh thầm lặng và nguy hiểm khác đang có nguy cơ hồi sinh. BTV Phạm Hà tổng hợp thông tin:
- 17 ngày liên tiếp, Việt Nam không có thêm ca bệnh mới mắc Covid-19. Kết quả này là tiền đề quan trọng để cả nước bước sang giai đoạn mới - giai đoạn thực hiện nhiệm vụ kép khi vừa ngăn chặn dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.- Hàng trăm nghìn hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng và lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã nhận được tiền hỗ trợ.- Hà Nội quyết định cho xe buýt hoạt động bình thường trở lại từ ngày mai. Các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo qui định.- Thủ tướng Anh quyết định đặt tên con trai mới sinh mang tên hai bác sỹ đã trực tiếp chữa trị Covid-19 cho ông. Đây được xem là sự cảm ơn chân thành của nhà lãnh đạo Anh dành cho những người đã cứu sống mình.- Sau khi Nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện trước công chúng tại buổi lễ cắt băng khánh thành Nhà máy phân đạm ở Sunchon, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông “có thể” sẽ đối thoại với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tuần này.- Bình luận: “Quan hệ Mỹ - Trung: Giọt nước tràn ly sau đại dịch Covid-19”.
- Ứng dụng Công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.- Phỏng vấn ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông.- Robot trong bệnh viện.
KHÔNG GỬI KỊCH BẢN
Đang phát
Live