Phân tích diễn biến dịch bệnh COVID-19, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 nhận định thời gian tới sẽ không còn những thời điểm nhiều ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Nhiều địa phương luôn đứng trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Có thể từ giờ trở đi, chúng ta sẽ “không còn những khoảng thời gian yên bình như trước nữa”. Không thể đòi hỏi trên cả nước tuyệt đối không có dịch. Bởi nguy cơ dịch bệnh là thường trực ở tất cả các địa phương. Do đó, mỗi người dân cần nâng cao mức độ cảnh báo, thực hiện nghiêm các biện pháp “chung sống, phát triển an toàn với dịch”. nội dung này cũng được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay với vị khách mời là Bà Ngô Thị Ngọc Anh, chủ tịch sáng lập trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng.
CHƯA CÓ VĂN BẢN
Mới đây những sự việc như đang cách ly tại nhà thì bạn đến ăn nhậu, trong lúc chờ kết quả xét nghiệm Sars Cov 2 cả nhà vẫn đi ra hàng quán ăn uống; hàng nghìn người đi lễ đền, chùa trong ngày đầu tháng, cơ sở y tế còn chủ quan, bị động trong sàng lọc, phân luồng người bệnh, chủ một số khách sạn, nhà nghỉ vẫn chứa chấp người nhập cảnh trái phép kiếm lợi bất chấp dịch bệnh… Tất cả những điều này đều xuất phát từ tâm lý chủ quan, không coi Covid-19 là một nguy cơ cận kề.- Vậy có cách nào để cộng đồng tuân thủ nghiêm các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh? Trường hợp người dân và cơ sở y tế không chấp hành, để xảy ra dịch bệnh thì cần có chế tài xử phạt ra sao? Bàn về vấn đề này, BTV Thúy Ngà trao đổi với khách mời là TS.BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Nội thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của Covid 19 khi số ca mắc gia tăng nhanh, việc đảm bảo an toàn cho người dân khi đến các bệnh viện là điều hết sức quan trọng. Vậy khi đi khám bệnh người dân cần tuân thủ những hướng dẫn ra sao để phòng tránh lây nhiễm Covid 19 trong môi trường bệnh viện? Khi nào thì cần được xét nghiệm Covid 19? Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và trẻ em có nguy cơ mắc Covid 19 hay không và làm sao để phòng tránh. Cùng BS Dương Văn Linh, Trưởng Khoa Khám bệnh, BV Sản nhi Quảng Ninh sẽ trao đổi kỹ hơn về nội dung này.
Tại tỉnh Kon Tum, cùng với việc phải căng sức phòng dịch Covid-19, đội ngũ cán bộ y tế cơ sở ở nhiều huyện, thành phố của địa phương này còn đang phải lo đối phó, kiểm soát 2 loại dịch bệnh khác là sốt xuất huyết và bạch hầu. PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên phản ánh thực tế này ở huyện Đăk Hà.
- Hệ thống ngân hàng tính sớm gói ưu đãi và nỗi lo nợ xấu.- GDP vẫn có thể tăng 1,5 - 2% dù diễn biến dịch bệnh phức tạp.-Đấu giá lô 46 triệu cổ phiếu FPT của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) bị “ế”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức chốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay thành 2 đợt. Theo đó, những địa phương không nguy cơ cao, sẵn sàng thi, đảm bảo tốt các vấn đề về an toàn, an ninh thì tổ chức thi theo kế hoạch vào ngày 9-10/8. Còn các địa phương có nguy cơ cao, xác định chưa an toàn như Đà Nẵng, Quảng Nam,… sẽ tổ chức thi vào đợt 2 sau đó. Thế nhưng, đặt giả định sau đợt 1 thi tốt nghiệp THPT, các trường đại học đã tuyển đủ thí sinh, thì những thí sinh tham dự đợt 2 có cơ hội vào những trường mong muốn nữa không? Cùng với đó là những câu hỏi đặt ra về sự chênh lệch đề thi và những thuận lợi, khó khăn của thí sinh dự thi trong 2 đợt khác nhau. Cuộc trao đổi điện thoại trực tiếp với GS TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên, bàn nội dung: “Thi tốt nghiệp THPT 2020 trong điều kiện dịch bệnh: Tuyển sinh Đại học sẽ như thế nào?”
- Nhân sự Đại hội: Cần tỉnh táo trước hành vi "ném đá dấu tay".- Kho bạc Nhà nước tiếp tục tích hợp 3 dịch vụ công trực tuyến cấp độ cao vào Cổng dịch vụ công quốc gia.- Giải pháp ứng phó với dịch bệnh Covid 19 tại Thành phố Đà Nẵng và các địa phương trong cả nước.- Tròn 1 năm hủy bỏ quy chế đặc biệt, Kashmir vẫn nóng.- Loạt bài: "Vỡ trận rác thải và Bài toán quy hoạch, công nghệ". Bài 1: "Nỗi lo “vỡ trận” rác thải".- Mexico bắt đầu năm học mới qua truyền hình do dịch Covid-19. ”
Giới chuyên gia y tế nhận định, vắc-xin là cách duy nhất giúp thế giới giải quyết được cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19, vì vậy các quốc gia đều đang nỗ lực sản xuất được vắc-xin phòng Covid-19 càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ngay cả khi vắc-xin phòng Covid-19 được nghiên cứu thành công, thì số lượng vắc-xin sản xuất ra khó có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các quốc gia. Bởi thế, quốc gia nào “chạm đích” trước trong cuộc đua sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 sẽ không chỉ có ưu thế trong khống chế dịch bệnh, mà còn thúc đẩy được ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực khác, kể cả chính trị. Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.
Dịch bệnh COVID-19 đã và đang diễn biến phức tạp, nhiều ngày liền xuất hiện các ca nhiễm trong cộng đồng tại Thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác.Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, các bộ, ngành, liên quan, lãnh đạo các địa phương đề cao trách nhiệm, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, bảo vệ tốt nhất tính mạng và sức khỏe nhân dân.
Đang phát
Live