VOV1 - Dự báo năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục đối diện nguy cơ thiên tai phức tạp.
VOV1 - Chuyển đổi xanh để hướng tới một nền kinh tế chất lượng cao và bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu để Việt Nam tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất từ “nâu” sang “xanh” giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm.
VOV1 - Những năm gần đây, nông dân ở nhiều địa phương đã dần thay đổi phương thức canh tác nhằm tiệm cận hơn với nền nông nghiệp thông minh. Những mô hình canh tác tiên tiến này không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản mà còn giúp giải phóng sức lao động và thu được lợi nhuận cao hơn.
VOV1 - Từ đầu năm đến nay, một số loại dịch bệnh động vật nguy hiểm xuất hiện, lây lan gây thiệt hại kinh tế của người dân. Một trong những nguyên nhân chính khiến gia súc, gia cầm dễ mắc bệnh được xác định là do người dân chưa thực hiện đầy đủ quy định tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi.
VOV1 - Trong gần 2 tháng đầu năm nay, trên phạm vi cả nước đã xảy ra hơn 100 ổ dịch bệnh động vật nguy hiểm. Trong đó, có hơn 30 ổ dịch tả lợn châu Phi ; 39 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1...Nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi tăng cao cần có các giải pháp phòng chống.
Trước tình hình dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người (HMPV) đang xuất hiện tại nướ bạn Trung Quốc, Bộ Y tế nước ta đã đề nghị các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, cách ly, xử lý kịp thời những trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan vào Việt Nam.
Sáng ngày 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị Tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch Covid-19 tại Việt Nam” (SPR-Covid). Dự án do Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội triển khai, với sự tài trợ từ Quỹ Phát triển Xã hội Nhật bản, thông qua Ngân hàng Thế giới, nhằm nâng cao năng lực của các xã/phường tại Việt Nam trong việc chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp trong tương lại.
Thống kê của ngành chăn nuôi, cơn bão số 3 và lũ sau bão xảy ra vào tháng 9 vừa qua đã gây hư hỏng khoảng 98.000 chuồng trại và làm chết khoảng 25.000 gia súc, trên 3 triệu gia cầm. Số lượng này so với tổng đàn của cả nước không phải là quá lớn, nên dự kiến, nguồn cung cho dịp Tết Nguyên đán 2025 không đáng lo ngại. Vấn đề quan trọng hiện nay là đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Để phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, trong đó có dịch lở mồm long móng, giảm thiệt hại về kinh tế, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương quyết liệt triển khai các biện pháp theo hướng dẫn của ngành thú y.
Việc huy động các nguồn lực và công nghệ trong phòng chống dịch bệnh là giải pháp thiết yếu giúp Việt Nam đối phó với các thách thức y tế công cộng trong bối cảnh có nhiều dịch bệnh truyền nhiễm mới. Nội dung được thảo luận tại Hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và các vấn đề y tế công cộng sau đại dịch COVID-19 do Viện Pasteur TPHCM tổ chức hôm nay.
Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp quan trọng ngăn ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Khi đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin sẽ tạo miễn dịch chủ động, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh vụ Thu - Đông 2024, thời điểm này, ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đang triển khai công tác tiêm phòng nhằm đáp ứng miễn dịch, đảm bảo an toàn cho vật nuôi.
Đang phát
Live