Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 7, đưa ra 6 nội dung chính cần ưu tiên hợp tác trong thời gian tới.- Nghị viện châu Âu sẽ hối thúc Nghị viện các nước thành viên còn lại sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu EU. Lãnh đạo Nghị viện châu Âu khẳng định như vậy trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.- Hơn 71 nghìn 500 tàu thuyền hoạt động trên biển đã được thông báo diễn biến, hướng đi của bão số 5 để chủ động tìm nơi tránh trú.- Các y bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Trung ương lập kỳ tích khi nuôi sống bé sinh non nặng 400gram – nhỏ nhất Việt Nam.- Các nước phản ứng thận trọng trước việc Taliban công bố thành phần Chính phủ lâm thời tại Afganistan.- Bang Niu Xao Uên của Australia công bố lộ trình gỡ bỏ phong tỏa, trong khi số ca mắc Covid-19 ở bang này tiếp tục gia tăng với hơn 1.400 ca mới mỗi ngày.
Hội thảo “Hướng dẫn tiếp cận thị trường và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sang các thị trường châu Phi nói tiếng Anh” do Bộ Công Thương tổ chức sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến vào chiều mai (10/9/2021). Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức được sử dụng phổ biến trong các hoạt động đối ngoại, kinh tế, thương mại, đầu tư… tại trên 25 quốc gia khu vực châu Phi, trong đó có một số đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại khu vực như Nam Phi, Ai Cập, Nigeria, Ghana, Tanzania, Kenya, Cameroon… Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước châu Phi nói tiếng Anh cơ bản mang tính chất bổ sung cho nhau. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng: nông sản (gạo, hạt tiêu, cà phê, chè, rau quả…), thủy sản, điện tử, máy móc (điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng), hàng dệt may và giày dép, hàng tiêu dùng, sữa và sản phẩm sữa… Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, các câu hỏi, đề xuất của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hiệp hội ngành hàng… tại hội thảo sẽ Thương vụ Việt Nam tại các thị trường châu Phi nói tiếng Anh (Nam Phi, Ai Cập, Nigeria) trực tiếp giải đáp. Nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1899/QĐ-BCT ngày 30/7/2021, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối giao thương, phát triển thương mại với đối tác các nước nói tiếng Anh tại châu Phi trong bối cảnh dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp được miễn phí hoàn toàn phí tham dự hội thảo. Doanh nghiệp, tham dự Hội thảo trực tiếp thông qua nền tảng Zoom Meeting (Meeting ID: 850 2099 6797, Passcode: 123456). Doanh nghiệp đăng ký tham gia thông qua liên kết sau: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdOSHg9BuN0W_CZC342krfn48vrUFEUDmUkRKKOseKtQKKNyg/viewform?vc=0&c=0&w=1&flr=0
Phòng chống dịch bệnh trên động vật là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất với đàn vật nuôi, tránh nguy cơ khan hiếm nguồn cung thực phẩm trong bối cảnh dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp. Theo thống kê, kể từ khi xuất hiện (tháng 2/2019) đến hết tháng 8 năm 2021, dịch tả lợn châu Phi đã làm chết 6 triệu con lợn, gây thiệt hại hơn 28.000 tỉ đồng. Những mối nguy nào liên quan đến dịch bệnh nguy hiểm này và người chăn nuôi cần lưu ý những giải pháp nào để phòng ngừa dịch Tả lợn Châu Phi? Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, vị khách mời là ông Nguyễn Văn Long, phó Cục trưởng Cục Thú Y, Bộ NN&PTNT sẽ cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi này.
Tỉnh biên giới Lai Châu đã trải qua hơn 50 ngày không ca bệnh thứ phát và hiện đang nằm trong số ít các địa phương thuộc "vùng xanh" trên bản đồ Covid-19 của cả nước. Thành quả đó có sự góp công không nhỏ của việc tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh ở cơ sở của các địa phương, giúp người dân nâng cao ý thức, chung tay phòng, chống dịch bệnh, giữ bình yên cho mỗi bản làng.
- Cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Phi - Bộ Công thương cùng doanh nghiệp đảm bảo cung ứng hóa trong bối cảnh dịch Covid-19 - Dịch bệnh khiến người dân thành phố Hồ Chí Minh khó trả được nợ vay mua nhà trả góp.
Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Duarte Pacheco, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Áo Wolfgang Sobotka, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) David Sassoli và Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Anu Vehvilainen, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại Cộng hòa Áo, thăm và làm việc với Nghị viện châu Âu (EP), Vương quốc Bỉ và thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan từ ngày 5 - 11.9. Đây là chuyến công tác có ý nghĩa chính trị quan trọng, nhằm chuyển tải thông điệp, hình ảnh về đất nước Việt Nam - một quốc gia có trách nhiệm, chủ động, tích cực trong hợp tác đa phương, với chính sách đối ngoại rộng mở, khát khao phát triển, nỗ lực vươn lên trong bối cảnh đại dịch Covid 19.
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối giao thương, phát triển thương mại với đối tác các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi trong bối cảnh dịch Covid-19, đồng thời thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2021, Cục Xúc tiến thương mại và Vụ thị trường Châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, định hướng thị trường và một số mặt hàng xuất nhập khẩu có thể thúc đẩy giữa Việt Nam và châu Phi” theo hình thức trực tuyến vào lúc 14h ngày 01/9 tới đây. Với dân số hơn 1,3 tỷ người (chủ yếu là lực lượng lao động trẻ), châu Phi là khu vực thị trường rộng lớn gồm 55 quốc gia, trong đó có 26 quốc gia nói tiếng Pháp. Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này chủ yếu là nông sản (gạo, hạt tiêu, cà phê, rau quả…), thủy hải sản, hàng điện, điện tử, hàng dệt may và giày dép, tiêu dùng, sắt thép... Về nhập khẩu, đây là những thị trường cung ứng đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất trong nước và chế biến xuất khẩu của Việt Nam như nông sản thô (hạt điều, bông), gỗ, cao su, quặng và khoáng sản, linh kiện điện tử… Doanh nghiệp được miễn phí hoàn toàn khi tham gia hội thảo, ứng dụng kết nối qua Zoom. https://us02web.zoom.us/j/88321857098?pwd=QWtwZ0xPKzdoS2pJL2dYYmdFNWRyZz09 (Meeting ID: 883 2185 7098 / Passcode: 123123). Câu hỏi của doanh nghiệp gửi về Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương, chậm nhất ngày 30/8/2021.
# Ngày 27/8, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 13 điểm cầu nước ngoài với các đại diện các Hội người VN ở nước ngoài như Campuchia, Thái Lan, Nga, Hungary, Nhật Bản, Ba Lan, Pháp, Mỹ, Canada và Séc.
Đài Loan (Trung Quốc) hôm nay bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 nội địa, trong khi Hàn Quốc đặt mục tiêu nằm trong top 5 nhà sản xuất vaccine toàn cầu vào năm 2025. Trước diễm biến phức tạp của biến chủng Delta và sự thiếu hụt nguồn cung vaccine, bên cạnh việc đặt mua hoặc được tài trợ từ bên ngoài, một số nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay Việt Nam vẫn đang thúc đẩy nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước, nỗ lực vượt qua đại dịch bằng chính nội lực của mình.
Cùng với những điểm nóng tại Nam Á, Trung Đông, Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung được cho là tâm điểm thu hút sự chú ý của quốc tế ở thời điểm này. Mà 2 chuyếh thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Loy Austin, và trước đó cuối tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cũng đã thăm chính thức Ấn Độ là những ví dụ cho thấy rõ điều này. Các chuyến thăm này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Mỹ đối với khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á. Điều đó cũng cho thấy một sự điều chỉnh chính sách dài hạn của Mỹ đối với khu vực này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)