Ngày 13/11/2020, Công ty Panasonic Việt Nam thông báo, trong một nghiên cứu hợp tác với Tổ chức Nghiên cứu Tiếp xúc Toàn Cầu Texcell, Texcell đã xác minh được hiệu quả ức chế vi rút SARS-CoV-2 của Nanoe™ X do tác dụng của gốc Hydroxyl (OH) bọc trong nước.
Là tỉnh có thế mạnh lớn về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thời gian qua Lâm Đồng luôn tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy ngành kinh tế động lực này phát triển. Đến nay, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đã đạt trên 60.000ha, chiếm 20% tổng diện tích đất canh tác, đưa giá trị canh tác đạt 180 triệu/ha/năm, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng đang gặp phải cản lực lớn là khó khăn về nguồn vốn. Quang Sáng, PV Đài TNVN tại Tây nguyên đề cập:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, để phát triển, không còn con đường nào khác- buộc doanh nghiệp phải đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này, đã và đang triển khai các hoạt động đầu tư cho nghiên cứu phát triển, thông qua việc nhận chuyển giao các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Nhiều công nghệ sau khi được chuyển giao đã phát huy hiệu quả, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Mặc dù mang lại hiệu quả vô cùng lớn, nhưng cũng có một thực tế là việc chuyển giao, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KHCN vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại. Câu chuyện “gắn kết nhà khoa học với doanh nghiệp” (tức bên cung và bên cầu công nghệ) dù đã được bàn nhiều, nhưng dường như vẫn còn khoảng cách không nhỏ. Vậy làm sao để thúc đẩy mối liên kết nhà khoa học- doanh nghiệp, để từ đó phát triển thị trường KHCN và xa hơn – giúp nâng cao trình độ KHCN ở Việt Nam?
Trong nhiều năm qua, trong nền khoa học nước nhà, nhiều công trình của các nhà khoa học nữ của Việt Nam được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, trong công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đối với giới khoa học quốc tế. Đồng thời những công trình khoa học này đã tích cực hỗ trợ cho sự giao lưu, hợp tác quốc tế và phát triển của nền khoa học của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Cùng nghe câu chuyện về nhà khoa học nữ-Tiến sĩ Đào Kim Nhung-người đã có những nghiên cứu, ứng dụng đầy nhiệt huyết, kiên trì, không mệt mỏi trong lĩnh vực công nghệ sinh hóa nước nhà.
Là Tiến sỹ Kỹ thuật, với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý giáo dục và đào tạo, song với niềm đam mê đưa công nghệ thông minh vào cuộc sống, ông Trần Khắc Thạc đã cùng một số cộng sự xây dựng Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ WeSmart từ năm 2014. Đội ngũ lãnh đạo của WeSmart đã nghiên cứu và phát triển một giải pháp tổng thể Nhà thông minh, để giúp người sử dụng có thể trải nghiệm các tiện ích của công nghệ, giúp cho cuộc sống thông minh hơn. Phóng viên Mai Hạnh trò chuyện với Tiến sỹ Trần Khắc Thạc - Giám đốc Dự án Nhà thông minh WeSmart, Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ WeSmart - về những đam mê đưa công nghệ thông minh vào cuộc sống:
- Hướng dẫn nông dân chăm sóc cây trồng sau mưa lũ. - Bình Dương thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp. - Cần nâng cao hệ thống hạ tầng cảng cá. - Bạc Liêu xây dựng Nông thôn mới nhận được đồng thuận người dân. - Nhịp cầu nhà nông: Chăm sóc nhãn sau thu hoạch.
Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội, chị Nguyễn Thị Minh Khuê “đầu quân” ngay cho 1 Tập đoàn Công nghệ thông tin có tên tuổi.. Song, ngay từ rất sớm khi nhóm đồng nghiệp cùng nhận thấy tiềm năng thương mại điện tử tại Việt Nam, 5 người đã quyết định rời công ty cũ, để thành lập một công ty khởi nghiệp với tên gọi lúc đầu là DKT, sau đổi tên thành Sapo. Phóng viên Mai Hạnh trò chuyện với chị Nguyễn Thị Minh Khuê - Đồng sáng lập Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo - về những kinh nghiệm khởi nghiệp với nền tảng thương mại điện tử:
Tối 25/9, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ trao giải sáng tạo Khoa học-Công nghệ và khởi nghiệp đổi mới năm 2020 cho 54 tác giả trên địa bàn tỉnh. Từ các ý tưởng sáng tạo khoa học công nghệ, những sản phẩm khoa học đã có thể ứng dụng vào thực tiễn. Cũng từ các ý tưởng sáng tạo, đã kích hoạt được tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo nên các starup thành công và góp phần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thật sôi nổi. Phản ánh của CTV Quốc Khánh.
Có một thực tế là: nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt phụ huynh khu vực nông thôn, vẫn mang nặng suy nghĩ: cho con cái đi học nghề ra trường công việc sẽ không ổn định, khó khăn vất vả, lương thấp và chẳng có cơ hội thăng tiến so với các bạn học Đại học hoặc cao hơn. Bên cạnh đó, với số lượng hàng nghìn ngôi trường đào tạo nghề, với rất nhiều mã ngành mới được mở, sự lựa chọn của các học viên, các bậc phụ huynh quả thực không hề dễ dàng.
Là kỹ sư ngành bưu chính viễn thông, nhưng anh Lê Ngọc Anh có niềm đam mê đặc biệt với kinh doanh. Anh Ngọc Anh đã thực hiện rất nhiều ý tưởng kinh doanh, từ mở cửa hàng bán rau, bất động sản, bán đầu thu, thẻ học thông minh, cho đến lúc thua lỗ, trong túi chỉ còn 5 triệu đồng. Anh Lê Ngọc Anh đã làm gì với số tiền ít ỏi này, để giờ đây thành công với Thương hiệu Bảng gỗ Kabi - Chuyên thiết kế bảng gỗ định vị thương hiệu cho các cửa hàng? Cùng trò chuyện với anh Lê Ngọc Anh - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Quốc tế Anh Tú - về bí quyết không ngừng khởi nghiệp dù đã gặp nhiều thất bại.
Đang phát
Live