Giao lưu cùng bác tài Quốc Phước ở Đăk Nông, về tình trạng ô-tô “độ” đèn pha với cường độ ánh sáng mạnh, gây lóa mắt, nguy hiểm cho các phương tiện đi ngược chiều.
Cả nước hiện có hơn 68 triệu người dùng Internet - vượt mức trung bình thế giới. Trong đó, gần 45 triệu người từng tham gia mua-bán trực tuyến. Điểm đặc biệt đáng chú ý trong hành trình giao thương này là sự “hỗ trợ” của đội ngũ tài xế xe ôm nói chung, tài xế công nghệ nói riêng hay chúng ta đang quen gọi là shiper. Sẽ không có gì đáng bàn nếu tất cả các tài xế đều nhận đơn hàng cẩn trọng và cần mẫn với hoạt động giao nhận hàng hóa. Nhiều vụ việc giao nhận hàng hóa của các shiper gần đây cho thấy họ đang bị lợi dụng-tiếp tay giao thương sản phẩm hàng hóa vi phạm pháp luật. Chúng ta cùng bàn luận với ông Hoàng Tùng - Giám đốc chuỗi nhà hàng ăn nhanh/giao hàng nhanh Pizza Home để biết rõ thực trạng này và nhận tham vấn từ luật sư để tìm giải pháp hạn chế thực trạng.
Khách mời: Ông Nguyễn Đình Thắng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam; Ông Vũ Tuấn Nam – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI ; Anh Mai Quang Thịnh – CEO dự án “Xây dựng nền tảng truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ”.
Hơn 63 nghìn người dân thiệt thòi, chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu vùng xa đã được Tổ chức tài chính vi mô Tình Thương (TYM) và Quỹ Châu Á trang bị các kỹ năng công nghệ thông tin quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế số. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ số cho khách hàng tài chính vi mô góp phần mở rộng cơ hội kinh doanh và việc làm đối với phụ nữ” tại Hà Nội chiều 27/11.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Công nghệ Giáo dục EDU 4.0 (chương trình chuyển đổi số quy mô lớn nhất đầu tiên của ngành giáo dục, kết hợp triển lãm học đường) vừa được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Công nghệ Giáo dục Open Classroom chính thức ra mắt robot Trí Nhân – người máy ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI Việt Nam đầu tiên, với nhiều ứng dụng đột phá dành cho lĩnh vực giáo dục ở cả phạm vi giảng dạy và học tập.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến, đêm qua theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có sức chống chịu”. Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước G20 hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với các quốc gia đang phát triển, nguồn lực còn hạn chế như Việt Nam, bên cạnh việc tập trung cho nghiên cứu làm chủ một số công nghệ nền tảng trong một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn, chủ lực của quốc gia như an ninh quốc phòng, những công nghệ gắn với yếu tố dân sinh… thì một trong những hướng đi để nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng tăng trưởng đó là khai thác, chuyển giao công nghệ mới, hiện đại từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. “Tạo kênh kết nối, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng” là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
-Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đăng Minh – Phó Viện Trưởng Viện Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội về yêu cầu “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số”.- Chuyên mục Kinh tế số là nội dung: Những lưu ý khi tham gia mua sắm trong “Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2020”
Nhiều công nghệ mới, tập trung giải quyết những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt như: Công nghệ năng lượng tái tạo thông minh, công nghệ tái chế thủy tinh-nhựa-gỗ, công nghệ tế bào gốc, công nghệ sản xuất bao bì thực phẩm có thể phân hủy sinh học… đã được giới thiệu và sẵn sàng chuyển giao cho doanh nghiệp Việt tại Diễn đàn Chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối thị trường quốc tế, do Trung tâm đổi mới sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu VCIC của Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức, hôm nay, tại Hà Nội. Phóng viên Tạ Lan thông tin chi tiết.
Nhiều công nghệ mới, tập trung giải quyết những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt như: Công nghệ năng lượng tái tạo thông minh, công nghệ tái chế thủy tinh-nhựa-gỗ, công nghệ tế bào gốc, công nghệ sản xuất bao bì thực phẩm có thể phân hủy sinh học… đã được giới thiệu và sẵn sàng chuyển giao cho doanh nghiệp Việt tại Diễn đàn Chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối thị trường quốc tế, do Trung tâm đổi mới sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu VCIC của Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức, hôm nay, tại Hà Nội. Phóng viên Tạ Lan thông tin chi tiết.
Đang phát
Live