Sau 1 ngày diễn ra phần thi Phát thanh trực tiếp tại Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XIV tại tỉnh Đồng Tháp, các đội thi đã mang đến thính giả nhiều câu chuyện chủ đề đặc sắc, đa dạng. Điều đặc biệt, hầu như các đội đều tận dụng khoa học công nghệ vào phần thi, tăng sự tương tác với thính giả. Điều này khẳng định, những “đài phát thanh không ăng ten” đã giúp thính giả tiếp cận gần với phát thanh hơn qua hệ thống internet. PV Hồng Phương – Trần Hiếu có bài ghi nhận.
Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ 10 hôm nay khai mạc tại Thủ đô Hà Nội- Bộ Y tế cân nhắc 3 phương án an toàn cho bệnh nhân Covid-19 số 91 là phi công người Anh về nước- Sau sự việc một hộ dân ở Quảng Bình bị ghi hóa đơn tăng gấp 100 lần so với tháng trước, lại xảy ra sự việc một hộ gia đình chỉ với 3 nhân khẩu tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh nhận hóa đơn tiền điện tháng 5 lên tới gần 90 triệu đồng- Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế triệt phá đường dây lừa đảo công nghệ cao với số tiền chiếm đoạt lên tới hơn 100 tỷ đồng- Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc – Liên minh Châu Âu lần thứ 22 diễn ra dưới hình thức trực tuyến- Mỹ, Đức, Italy hối thúc lệnh ngừng bắn tại Libya sau cảnh báo can thiệp quân sự của Ai Cập.
Với các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ đang phát triển như Việt Nam, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước trên thế giới được xem là “bí quyết” nhanh nhất để thành công. Tuy vậy, cũng có một thực tế là khi tiến hành chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường “lép vế” trước các đối tác nước ngoài, hoạt động chuyển giao gặp nhiều khó khăn. Vậy đó là những khó khăn gì và giải pháp nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế thành công?
Trong thời đại công nghệ thông tin, đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí cũng như từng phóng viên phải thay đổi để bắt kịp với xu hướng thời đại, đáp ứng công việc. Những phóng viên ở địa bàn miền núi, dân tộc thiểu số càng phải tự học tập, tự rèn luyện khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất tác phẩm báo chí. Mặt khác, mỗi phóng viên phải rèn luyện bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng khi mà mạng xã hội đang tác động rất lớn đến nền báo chí ngày nay. Ghi nhận của CTV Tấn Sỹ tại tỉnh Quảng Nam:
- Để sông hồ không còn là những kênh chứa nước thải.- Các nước trên thế giới thận trọng mở cửa trở lại du lịch.- Những công nghệ làm thay đổi báo chí truyền thông.- Phải làm gì để đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương?- Người giữ lửa, truyền lửa văn hóa Dao của tỉnh Lào Cai.
Dưới tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ (KHCN), các quốc gia có trình độ KHCN đang phát triển như Việt Nam, cần đặc biệt coi trọng việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước trên thế giới và đó chính là “bí quyết” nhanh nhất để thành công. Tuy vậy, cũng có một thực tế là khi tiến hành chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam thường “lép vế” trước các đối tác nước ngoài, do thiếu các kỹ năng xây dựng hồ sơ chuẩn quốc tế, quá trình đàm phán, triển khai các thỏa thuận hợp tác gặp nhiều khó khăn do thiếu các thông tin hoặc không am hiểu… Vậy, làm thế nào để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế? Bàn luận về câu chuyện này, khách mời là ông Phạm Đức Nghiệm - Phó cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN (Bộ Khoa học và công nghệ), Giám đốc Ban quản lý Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu VCIC, và ông Phạm Xuân Đại – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vi sinh Việt Nam.
Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào trong phòng thí nghiệm ở lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và đạt được những thành công nhất định trong nuôi cấy một số loại nấm dược liệu có giá trị, như đông trùng hạ thảo. Việc nghiên cứu tạo ra sinh khối đông trùng hạ thảo từ các loại giá thể khác nhau có thành phần và tác dụng tương đương với sản phẩm tự nhiên cho thấy hiệu quả từ hướng nghiên cứu công nghệ vi sinh. Qua đó, sẽ giúp được nhiều người bệnh trong nước được sử dụng những dược liệu quý với giá thành phù hợp. Chuyên gia nghiên cứu Nguyễn Thị Hồng, trưởng nhóm đề tài, trao đổi về ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi cấy mô tế bào trong quá trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo.
- Sửa đổi thông tư 01, NHNN mở rộng phạm vi thời hạn trả nợ.- Công nghệ điện toán đám mây - tương lai của ngân hàng.- BIC chi trả bảo hiểm gần 700 triệu đồng cho khách hàng vay vốn.
Để đạt được mục tiêu hình thành cộng đồng, hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ, ngày 1/2/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 13 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có hiệu lực từ ngày 20/3/2019; ngoài ra Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy việc hình thành và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu đề ra vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, rất cần sự chung tay, phối hợp giữa các cấp, ngành trong ứng dụng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ...
- Phòng chống thiên tai chủ động, hiệu quả bắt đầu từ cơ sở.- Nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó thiên tai ngay từ cấp cơ sở, tiến tới xây dựng thôn xã an toàn trước thiên tai.- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm.- Những giống lúa thuần chuyển gen cho năng suất vượt trội.
Đang phát
Live