Trong thời kỳ công nghệ 4.0, các doanh nghiệp Việt gặp thách thức không nhỏ trong các vấn đề như: kinh doanh, gia tăng doanh số, quảng cáo cho doanh nghiệp, chăm sóc khách hàng… Dương Đức Vũ hiện là Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ Ibot đã giải quyết những khó khăn này của doanh nghiệp bằng cách ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào thực tế cuộc sống. Vậy điều gì đã giúp một doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ vừa đi vào hoạt động được hơn 1 năm đứng vững được trên thị trường? Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Mai Hồng với chàng trai trẻ đầy nghị lực Dương Đức Vũ về bí quyết thành công của chàng trai trẻ quê đất Cảng Hải Phòng này. *Dự án tham gia: Ibot - giải pháp tự động hóa bán hàng và marketing, đại diện: Dương Đức Vũ- sáng lập Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông điển hình khởi nghiệp thuộc Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) năm 2019-2020 do Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội (CSK) và Ban Thời sự VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp thực hiện. Video giới thiệu về dự án do CSK sản xuất:http://csk.edu.vn/du-an-ibot-s337.html
Theo quyết định 490 của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/5/2018, Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP triển khai hơn 2 năm qua đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Tuy vậy, nhiều sản phẩm OCOP dù có chất lượng nhưng vẫn chưa được tiêu thụ rộng rãi trong nước, chưa nhận được nhiều sự quan tâm của du khách quốc tế. Vậy giải pháp nào phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP? Đây là nội dung được bàn luận với khách mời là ông Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Lưu Đức Khải, Phó Trưởng Ban Các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đầu tư cho khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này nên đã và đang triển khai các hoạt động đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Vậy nên câu chuyện “gắn kết giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp" sẽ được trao đổi với hai khách mời: PGS.TS. Hà Quý Quỳnh- Trưởng ban Ứng dụng và phát triển công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) và ThS. Nguyễn Quang Thái – Chủ tịch HĐQT Công ty Dược Thái Minh.
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/05/2019 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XIII của Đảng, ngày 16/07, Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, nhằm tổng kết công tác của Đảng bộ trong nhiệm kỳ qua, rút ra những bài học kinh nghiệm; đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ trong nhiệm kỳ tới với phương châm: Đoàn kết- Dân chủ- Kỷ cương- Đổi mới- Sáng tạo- Phát triển”, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Chủ đề Đại hội lần này đề ra là “Đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam phù hợp với xu thế vận động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Tin của phóng viên Tạ Lan.
Chính quyền và ngành chức năng huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum vừa phát hiện một vụ phá rừng ở thị trấn Măng Đen. Rừng bị phá gồm có rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc quản lý của Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ cơ sở 3. Tin của PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên.
- Hà Nội phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Thủ đô thành trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực Đông Nam Á.- Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải đáp nhiều câu hỏi của khách hàng về tình trạng bị ghi sai chỉ số công tơ đo điện năng và hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến những tháng hè.- Dịch bệnh bạch hầu tại Tây Nguyên chưa có dấu hiệu được kiểm soát khi Đăk Lăk và Gia Lai phát hiện thêm thêm 4 ca mắc mới.- Dập tắt đám cháy lớn tại xưởng sản xuất mũ bảo hiểm tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.- Cảnh sát Anh bắt giữ 2 người đàn ông bị tình nghi đe dọa đánh bom trên một chuyến bay từ Ba Lan tới Ailen, buộc máy bay phải chuyển hướng hạ cánh tại Anh.- Kỷ niệm 5 năm ngày ký thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1, quốc gia Tây Á chỉ trích Mỹ rút khỏi thỏa thuận lịch sử này, và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran khiến nền kinh tế nước này gặp rất nhiều khó khăn.
- Nắng nóng gay gắt, người dân Thanh Hóa phải bỏ ruộng khô hạn.- Vùng cao Yên Bái ứng phó với lũ quét, sạt lở đất.- Phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao.
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành tài chính ủng hộ những mô hình kinh doanh mới, nhất là công nghệ số.- Khuyến nghị đầu tư vào một số cổ phiếu đáng chú ý nửa cuối năm.
Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đặt mục tiêu, đến năm 2020, nước ta có khoảng 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thống kê của ngành khoa học cho thấy, chúng ta mới chỉ có hơn 460 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ và vài chục doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao- tức chỉ bằng khoảng 1/10 mục tiêu đã đề ra. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu, và liệu mục tiêu có 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ vào cuối năm nay liệu có đạt được?
- Nhu cầu về nhân lực qua đào tạo ngành công nghệ ô tô.- Nghệ nhân Nguyễn Phương Hùng với những đam mê, tâm huyết dành cho nghề rèn truyền thống.
Đang phát
Live