- Ngành GTVT tập trung nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm - Phỏng vấn ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long về tiến độ triển khai dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam - Đổi mới sáng tạo và đột phá về công nghệ gắn với vai trò bộ, ngành.
- Sóc Trăng nông dân khẩn trương chăm sóc rau màu đón Tết. - Vĩnh Phúc: Khoa học công nghệ là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp. - Kiến Thiết, Hải Phòng: Nông thôn mới thành công, ấm no từ những cánh đồng. - Gieo mạ khay, cấy máy – Hiệu quả trong sản xuất lúa vụ đông xuân.
BTV Đài TNVN giao lưu với anh Huy Toàn, tài xế lái xe dịch vụ ở TPHCM về những công nghệ hỗ trợ an toàn trên xe oto.
Nội dung chính:* Huy động và phân bổ nguồn lực, tạo đột phá hạ tầng- bài học từ thực tiễn.* Đầu tư công nghệ- nhiệm vụ đặt ra cho Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) trong năm 2021.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên.- Hãng hàng không lữ hành đầu tiên của Việt Nam - Vietravel Airlines chính thức công bố mở bán vé cho các chuyến bay thương mại từ 1 giờ sáng nay.- Nhiều cách làm sáng tạo để hỗ trợ các bệnh nhân nghèo được triển khai tại các bệnh viện ở TPHCM dịp Tết Nguyên đán sắp đến.- Bình luận với nhan đề “Để Tết ấm tình người”.- Nga sẵn sàng đàm phán gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới với Mỹ.- Ít nhất 21 bang ở Mỹ triển khai vệ binh quốc gia trước nguy cơ mất an ninh trong Lễ nhậm chức Tổng thống của ông Joe Biden vào ngày mai.
Sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki, ứng dụng gọi xe Grab, Bee hay chiếc điện thoại thông minh các bạn đang cầm trên tay đều là sản phẩm của Công nghệ thông tin. Sức ảnh hưởng của Công nghệ thông tin đến cuộc sống của chúng ta là vô cùng mạnh mẽ. Sự gia tăng đột biến các doanh nghiệp Công nghệ thông tin ở Việt Nam và Quốc tế hiện nay đã khẳng định nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành này là rất lớn. Điều này khiến cho ngành Công nghệ thông tin liên tục được mở ra tại các trường cao đẳng, đại học và cả trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên, đào tạo một cách ồ ạt mà không đảm bảo về chất lượng có thể gây ra những phản ứng ngược: Lao động Công nghệ thông tin dư thừa nhưng Doanh nghiệp công nghệ thì vẫn luôn “khát” người làm. Vậy làm thế nào để cải thiện được tình trạng này? Các bạn học sinh lớp 12 và các bậc phụ huynh có đang hiểu đúng về ngành Công nghệ thông tin? Khách mời là anh Bùi Duy Linh - Trưởng ban đào tạo - Trường cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT và chị Nguyễn Thị Thùy Vân - Ban tuyển sinh BTEC FPT Hà Nội.
Tại Lễ trao giải Sản phẩm công nghệ xuất sắc nhất – Tech Award 2020, Panasonic đã vượt qua nhiều thương hiệu khác để trở thành “Tủ lạnh có công nghệ diệt khuẩn hiệu quả nhất” do người tiêu dùng và chuyên gia công nghệ bình chọn. Tech Award là chương trình bình chọn uy tín do VnExpress tổ chức để tìm ra những công nghệ xuất sắc của năm.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nói chung đã rất phổ biến, còn “Khởi nghiệp công nghệ số” chúng ta mới chỉ nghe nói nhiều 1,2 năm trở lại đây. Vậy cụ thể, khởi nghiệp công nghệ khác khởi nghiệp công nghệ số như thế nào và đâu là cơ hội cho cộng đồng startup Việt trong mảnh đất màu mỡ - công nghệ số? Ươm mầm khởi nghiệp hôm nay sẽ phần nào hé mở những thông tin này, qua câu chuyện thực tế của "Base.vn - Nền tảng số xuất sắc nhất Việt Nam 2020". Khách mời: Nhà báo Nguyễn Thái Khang – Phó Trưởng Ban ICTnews, báo Vietnamnet; Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch VINASA, Chủ tịch CLB Nhà đầu tư khởi nghiệp công nghệ số; Anh Phạm Kim Hùng - CEO Base.vn (Nền tảng số xuất sắc nhất Việt Nam 2020)
Nội dung chính:* Đón xu hướng chuyển dịch đầu tư năm 2021 sao cho chất lượng?* Khó khăn và cách thức thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Trung Đông, châu Phi.* Mục Kinh tế số: Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế số ở Việt Nam.
Trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19 và chuyển đổi cuộc sống sang trạng thái bình thường mới, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu trong chuyển đổi số thời COVID-19. Riêng trong năm qua, cả nước có thêm 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời, nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt đã tạo ra những sản phẩm Make in Vietnam có giá trị vượt bậc. Thông điệp mà Chính phủ đưa ra, đó là: Không “Make in Việt Nam”- không thể tự cường. Thông điệp này khẳng định, Việt Nam sẽ không chọn làm đại công xưởng của thế giới, sẽ không phải thị trường 100 triệu người làm thuê, là gia công, là lắp ráp… mà Việt Nam sẽ vươn lên gia nhập nhóm người dẫn đầu. Vậy với mục tiêu có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025 thì chúng ta sẽ phải làm gì? Và đâu sẽ là những thách thức mà chúng ta cần vượt qua để hiện thực hóa khát vọng đó?
Đang phát
Live