Đêm nay bão số 8 sẽ vào biển Đông gây mưa lớn trên diện rộng ở khu vực Trung bộ và một phần phía Nam đồng bằng Bắc Bộ.- Hà Nội cho phép hành khách đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 về từ TP Hồ Chí Minh theo dõi sức khỏe tại nhà- TPHCM chưa chủ trương mở lại hoạt động ăn uống tại chỗ và hoạt động loại hình xe ôm công nghệ.- Anh muốn duy trì tàu tuần tra ở Đông Nam Á trước căng thẳng Biển Đông.- Tờ báo “Người bảo vệ” của Anh gửi thư chính thức xin lỗi về việc đăng thông tin sai lệch liên quan đến Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Từ khi triển khai Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng công nghệ chống dịch, Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng quốc gia, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhận được báo cáo về 81 lỗ hổng, điểm yếu trên các nền tảng như tokhaiyte.vn, tiemchungcovid19.gov.vn, ứng dụng Bluezone, ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử… Trong số 81 lỗ hổng được báo cáo trên nền tảng BugRank (https://bugrank.io/user/NCSC/policy), Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng quốc gia đã kiểm tra và xác minh cho thấy, có 44 lỗi được ghi nhận là điểm yếu, lỗ hổng bảo mật: 16 lỗ hổng ở mức nghiêm trọng, 4 lỗi ở mức cao, 10 lỗ hổng ở mức trung bình và 14 lỗ hổng ở mức thấp.
Hiện đã vào mùa mưa bão, công tác an toàn hồ đập lại được đặt ra với không ít lo ngại, bởi theo thống kê, trên cả nước hiện có tới gần 1.800 trên tổng số 6.755 hồ đập đang xuống cấp nghiêm trọng. Với thực trạng hàng nghìn hồ chứa xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ và không ít địa phương vẫn chủ quan trong việc thực hiện các nội dung về an toàn đập, hồ chứa, nguy cơ mất an toàn hồ đập là rất cao nếu chúng ta không kịp thời có các biện pháp xử lý. Trong bối cảnh vừa thực hiện phòng chống dịch Covid-19 vừa đảm bảo an toàn trước thiên tai, để chủ động đề ra các phương án vận hành, điều tiết nước một cách hiệu quả trong mùa mưa bão, việc ứng dụng khoa học công nghệ được xem là giải pháp và cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các Đại biểu Quốc hội TPHCM tiếp xúc cử tri là doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo hình thức trực tuyến.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các tỉnh thành phía Nam tiếp tục vận động người dân ở lại để được tiêm vắc-xin đầy đủ; tiếp tục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội.- Cộng động quốc tế bày tỏ quan ngại việc Ethiopia trục xuất 7 quan chức Liên hợp quốc trong thời điểm người dân quốc gia này đang rất cần được hỗ trợ nhân đạo.- Nghiên cứu về công nghệ mRNA tạo ra vaccine ngừa COVID-19 là ứng viên sáng giá cho giải Nobel năm nay.
Cần lên kế hoạch đón du khách trở lại thế nào cho an toàn, hiệu quả trong điều kiện "bình thường mới"?- Phòng tập gym khuyến khích người cao tuổi vận động tại Singapore.- Ông Trần Phú Lộc, ở tỉnh Lâm Đồng, được mệnh danh là người mang công nghệ Nhật về cho trái hồng Đà Lạt.
Giãn cách xã hội để chống dịch đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics. Giá cước vận tải tăng từ 3 đến 5 lần, thời gian vận chuyển hàng hóa tăng gấp đôi… Do đó, để lĩnh vực này phục hồi trong thời gian tới, cần ứng dụng các công nghệ logistics nhằm tạo đột phá. Đây là thông tin được đưa ra tại sự kiện ra mắt Làng công nghệ Logistics và Tọa đàm “Phục hồi chuỗi cung ứng bằng công nghệ logistics đột phá” diễn ra hôm nay. Sự kiện do Làng Công nghệ Logistics tổ chức và nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia Techfest Vietnam 2021 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức với mục tiêu tìm ra những giải pháp công nghệ sáng tạo, đột phá trong các lĩnh vực vì sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân. Làm thế nào để thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 có lẽ không phải là bài toán khó với các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay, đó là các công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 đang thiếu một Nhạc trưởng, kết nối và liên thông cũng như quản lý một cách thống nhất các loại dữ liệu.
Thời gian qua, rất nhiều ứng dụng công nghệ được gợi ý cho người sử dụng tải về thiết bị di động, để khai báo y tế, tạo mã QR, đăng ký tiêm chủng,.. Tuy nhiên, khi sử dụng cho các mục đích khác nhau, người sử dụng cần cài đặt ít nhất là 2 ứng dụng, gây ra nhiều phiền toái trong quá trình sử dụng. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân. Làm thế nào để thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 có lẽ không phải là bài toán khó với các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay, đó là các công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 đang thiếu một Nhạc trưởng, kết nối và liên thông cũng như quản lý một cách thống nhất các loại dữ liệu:
Trong bối cảnh dịch COVID -19 diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp công nghệ trong phòng chống dịch, góp phần hỗ trợ giảm tải ngành y tế và kịp thời đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân thủ đô. Đây cũng là một trong những giải pháp cấp bách để TP Hà Nội sẵn sàng ứng dịch bệnh cao hơn một bước so với tình hình thực tế.
Thời gian qua, trước những diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh, tỉnh Phú Yên đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều hoạt động trong phòng chống dịch Covid-19. Qua hơn 2 tháng triển khai, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp tỉnh này từng bước kiểm soát dịch bệnh
Đang phát
Live