Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã tạo ra những mặt trái, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, mất không gian sống. Bài toán nào để bảo tồn những đặc trưng của đồng quê Việt Nam? Bàn về vấn đề này, Khách mời là nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) năm 2020 có chủ đề: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”, kêu gọi con người sống hài hoà với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để tạo sự thay đổi tích cực, bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Năm nay cũng là năm quan trọng đối với các quốc gia cam kết bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học, với sự kiện Hội nghị quốc tế COP 15 về đa dạng sinh học - hội nghị bản lề chuẩn bị cho Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), sẽ được tổ chức vào cuối năm. Có thể thấy, bảo tồn đa dạng sinh học luôn là một vấn đề quan trọng và cấp thiết tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam khi có liên quan mật thiết tới các vấn đề chính trị, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Với một quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển luôn được các ban ngành chức năng quan tâm. Hàng năm, hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản được các địa phương trên cả nước triển khai đồng bộ dưới hình thức phóng sinh các loài thủy sản vào các dịp như ngày truyền thống ngành thủy sản, Lễ Phật Đản (15/4 âm lịch), ngày Lễ Vu lan (15/7 âm lịch). Các hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, khôi phục lại nguồn lợi thủy sản, gia tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, đặc biệt là phục hồi và tái tạo lại các loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Năm 2020 được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc dành cho sự cấp thiết, tham vọng và hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng, mà con người phải đối mặt với thiên nhiên, là cơ hội để kết hợp đầy đủ các giải pháp dựa trên thiên nhiên và hành động vì khí hậu toàn cầu. Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm nay là: “Hành động vì thiên nhiên”. Như vậy có thể thấy, vấn đề bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được đặt ra cấp thiết trên quy mô toàn cầu.- Năm 2020 cũng là năm quan trọng đối với các quốc gia trong việc cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học với việc tăng cường đồng loạt các biện pháp, hoạt động phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời đây là thời điểm mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và trái đất của chúng ta.
Người đồng bào Châu Mạ tại xã Tài Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai bao đời nay đều gắn bó với núi rừng đại ngàn, gắn bó với quan niệm “vạn vật hữu linh”. Theo tục lệ hàng năm, người Châu Mạ đều tổ chức nhiều lễ cúng trang trọng để tạ ơn và cầu mong các vị thần, tiếng đồng bào là Yàng sẽ luôn che chở, bảo vệ nhằm mang lại mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân làng. Cùng với lễ tạ ơn Yàng thì nhà dài, chồng chiêng và các nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan gùi, nghề rèn là những nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của đồng bào. Trong đó, Nhà dài được xem là sản phẩm tiêu biểu của công xã thị tộc trong cộng đồng người Mạ xưa kia nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên tránh thiên tai, thú giữ để bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng. Trải qua thời gian, những nét văn hóa xưa dần mai một. Xót xa trước cảnh rừng bị tàn phá, muông thú bị săn bắn tràn lan, nghề truyền thống thất truyền, ông K’Hoài, tại thôn 4 xã Tài Lài quyết tâm tìm ra con đường để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đó chính là phát triển du lịch cộng đồng, dần hình thành các hợp tác xã du lịch. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Phương Chi và ông K’Hoài.
- Cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch.- Nước Anh phục hồi kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 để tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xanh hơn.- Nhóm thanh niên Pháp học cách may khẩu trang để phân phát miễn phí cho người dân địa phương.- Giới thiệu cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” của tác giả Viktor Frankl.- Người dân tộc Châu Mạ với tâm huyết bảo tồn văn hóa truyền thống.
- Tại Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ thông xe kỹ thuật Dự án đầu tư xây dựng nút giao Nam Cầu Bính và lễ khởi công tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.- 17 ngày nước ta không có ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng. Các cơ quan chức năng tiếp tục đưa gần 300 công dân Việt Nam từ các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất về nước.- Từ hôm nay đến ngày 10/5, nhiều khu vực trên cả nước có nắng nóng diện rộng, có nơi nhiệt độ lên gần 40 độ C.- Căng thẳng có dấu hiệu gia tăng trở lại trên Bán đảo Triều Tiên khi xảy ra nổ súng tại khu vực phi quân sự Liên Triều.- Chính phủ các nước trong khu vực Đông Nam Á lên kế hoạch ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 từ cộng đồng lao động di cư.
- Dư luận Đà Nẵng, Khánh Hòa cực lực phản đối việc Trung Quốc tuyên bố thành lập “huyện Tây Sa”, “huyện Nam Sa”.- Rèn cán, luyện quân, đảm bảo an toàn trong mùa dịch Covid-19 tại Lữ đoàn tàu ngầm 189 Hải quân.- Ở nơi bảo tồn rùa biển lớn nhất Việt Nam.
Cùng gặp gỡ và nghe những chia sẻ của cô gái người dân tộc Rolan Cơ Liêng đã dành bao tâm huyết để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc K’Ho. “K’Ho Coffee” là thương hiệu cà phê do cô và chồng là Joshua (người Mỹ) gây dựng nhiều năm qua, hiện đã trở thành đại diện cho hương vị cà phê của cao nguyên LangBiang và là mô hình tiêu biểu về sản phẩm cà phê sạch của người dân tộc K’Ho giữa đại ngàn Tây Nguyên.
- Tri thức truyền thống về nguồn gen trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.- Chính sách, khung pháp lý phù hợp để bảo tồn tri thức truyền thống.- Giải đáp những vấn đề liên quan đến đất đai.
Đang phát
Live