Sau gần 5 năm triển khai Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế, đến nay diện mạo khu vực này đã có nhiều thay đổi, sạch đẹp hơn. Để đảm bảo mục tiêu đề ra, các đơn vị, địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng.
Bản sắc văn hóa của các vùng miền, các dân tộc chính là điều tạo nên sức hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để các giá trị di sản văn hóa truyền thống không bị mai một, vấn đề bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa đi đôi với phát triển du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vấn đề này được triển khai tốt sẽ tạo nên bản sắc riêng có của từng vùng miền, góp phần tạo dấu ấn của từng điểm đến tại các địa phương. Vậy cần làm gì để có sự kết nối hài hòa giữa vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống với phát triển du lịch? Tiến sỹ Lê Văn Minh – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cùng bàn luận về vấn đề này.
Huyện Lắk, tỉnh Đắc Lắc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái cộng đồng. Với niềm đam mê của mình, Y Xim Ndu- người dân tộc M nông đã quyết tâm làm du lịch gắn với văn hóa bản địa đặc sắc, giúp người dân ở địa phương có thêm thu nhập, vừa quảng bá được hình ảnh, văn hóa bản địa của người M’nông, vừa góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng. Việc xây dựng, thiết kế các sản phẩm du lịch trải nghiệm cũng đang được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, du lịch trên địa bàn đầu tư, xây dựng thương hiệu khi khởi nghiệp, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp. Anh Y Xim Ndu, dân tộc M.nông mạnh dạn khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch sẽ chia sẻ những khó khăn cũng như nỗ lực vượt khó trong bước khởi đầu.
Hát Soọng cô là một loại hình diễn xướng dân ca dân gian bắt nguồn từ cuộc sống lao động của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Hát soọng cô không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hoàn cảnh, cũng như môi trường diễn xướng, có thể hát một đêm hay nhiều đêm, hát trong nhà, bên bờ suối, khi đi làm nương, hay trong khi ru con và đi làng khác để hát giao lưu vào những lúc nông nhàn... Soọng cô được ví như một thứ “men say” khiến người Sán Dìu mê đắm, họ coi đó là báu vật, cố gắng gìn gữ cho thế hệ mai sau. Say mê với từng điệu dân ca của dân tộc mình, nghệ nhân nhân dân Nguyễn Văn An, sinh năm 1939 ở thôn Bèo, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã dành gần trọn cuộc đời để xây dựng nền móng và kết nối mở rộng các CLB hát dân ca.
Liban ra mắt mẫu xe điện nội địa- Bảo tồn giá trị văn hóa của người Khmer- Nghệ nhân Nguyễn Văn An - Người lưu giữ những điệu dân ca của dân tộc Sán Dìu
Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Sóc Trăng luôn xác định bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa là việc không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Khmer. Với lịch sử lâu đời, người Khmer ở Sóc Trăng đã kết tinh nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc, từ các loại hình nghệ thuật, tới văn hóa tín ngưỡng, văn hóa lễ hội… Để rồi, những ai từng đến với Sóc Trăng đều khó có thể quên những dấu ấn văn hóa phong phú của người dân nơi đây.
Sách giáo khoa tang giá, quản lý bằng cách nào?- Công ty khởi nghiệp tại Pháp tái chế chất thải xây dựng thành đồ nội thất- Gia đình giữ “hồn văn hóa” dân tộc ở Sơn La-Nghệ nhân ưu tú, Ca nương Phạm Thị Huệ - người “cháy hết mình” để bảo tồn nghệ thuật ca trù
Năm nay, tròn 20 năm Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình, di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong hai thập kỷ qua, tỉnh Thừa Thiên Huế nỗ lực nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật của loại hình nghệ thuật đặc biệt này gắn với phát triển du lịch.
Rút Bao hiểm xã hội 1 lần, đừng vì cái lợi trước mắt để hại lâu dài- Ngành thời trang Australia chung tay trong nỗ lực giảm rác thải- Bảo tồn nghề thủ công truyền thống làm trang phục Mông đen Sa Pa
Đang phát
Live