Kinh tế biển có vai trò và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức tài nguyên biển đã gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, hệ sinh thái biển. Việc đầu tư phát triển kinh tế biển xanh có trọng tâm, trọng điểm là hướng đi bền vững, góp phần bảo tồn hệ sinh thái biển. Bảo tồn hệ sinh thái biển là một chủ trương lớn của Đảng đã được chỉ ra trong Nghị quyết 36/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tuy nhiên để bảo tồn hệ sinh thái biển hiệu quả cần có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, nhất là kết hợp bảo tồn với phát triển các ngành kinh tế; một hướng tiếp cận mới có tính toàn cầu là phát triển kinh tế biển xanh sẽ góp phần duy trì hệ sinh thái và thực hiện nhiều mục tiêu phát triển bền vững. “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển cho phát triển kinh tế biển xanh” là chủ đề của Diễn đàn Chủ nhật hôm nay. Khách mời tham gia chương trình: - PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu Quốc hội Khóa 15, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. - Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn.
Tình trạng chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định, và vấn đề đặt ra hiện nay là liệu có phải siết chặt quản lý các Trung tâm ngoại ngữ?- Hoạt động âm nhạc quốc tế nổi bật trong tuần.- Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát Then của người Tày ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.- Ông Đinh Minh Nhật người cha nuôi của mái ấm Giuse, nơi thắp lên tương lai cho hàng trăm số phận trẻ thơ mồ côi, cơ nhỡ.
Tiếp tục chuỗi sự kiện “Ngày hội di sản Then Tày Bình Liêu”. Sáng nay (10/5), Viện Việt Nam học và khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng”.
Mùa du lịch hè khó bùng nổ vì giá vé máy bay nội địa quá cao?- Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang- Nghệ nhân ưu tú Lê Văn Đạt, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - người biến lục bình trôi dạt trên sông thành cây tiền tỷ
Thanh âm và vẻ đẹp của khoảng 2600 loài hoang dã góp phần đưa Cúc Phương đạt được danh hiệu Vườn quốc gia hàng đầu Châu Á 5 năm liên tiếp. Dưới ngôi nhà lớn nơi đại ngàn này có những cá thể tuyệt đẹp và độc đáo. "Hiện nay đây là nơi duy nhất nuôi dưỡng một số loài linh trưởng đặc hữu, cực kỳ nguy cấp của Việt Nam mà không nơi nào có ví dụ như voọc Cát Bà, voọc mông trắng" Tình yêu thiên nhiên cùng sự tận tâm của các chuyên gia, cán bộ, nhân viên tại Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật đã đóng góp không nhỏ vào thành quả đó. "Nhiều đoàn khách khi đến đây họ có trải nghiệm ý nghĩa, được gặp các bạn ấy và được hiểu những câu chuyện ý nghĩa từ chương trình cứu hộ mà chúng em đưa về đây" Phóng sự sau không tham vọng kể hết những cống hiến của họ nhưng cũng phần nào hé lộ những lát cắt thú vị. Một chuyên gia chăm sóc động vật hoang dã người Đức sống ở Cúc Phương hơn 20 năm, nói sõi tiếng Việt, làm những việc phi thường sẽ dẫn chúng ta bắt đầu hành trình... "Về nhà"
Từ bao đời nay, cồng chiêng đã gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Bình Định. Các thế hệ người dân nơi đây đã cố gắng lưu truyền tiếng cồng, tiếng chiêng, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Chính quyền địa phương đã lồng ghép nhiều chương trình giúp đồng bào các dân tộc thiểu số lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào mình, trong đó có cồng chiêng.
Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. A Lưới luôn giữ trong mình nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình 1719), huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Cùng sự đa dạng văn hoá của đồng bào Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn... thì thổ cẩm là một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Thời gian qua, nghề dệt thổ cẩm đang dần được hồi sinh là nhờ nỗ lực bảo tồn, phát huy văn hóa nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây. - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động Quốc gia
Với diện tích mặt nước biển trên một triệu km2, có bờ biển trải dài trên 3.620 km, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tính trung bình 100 km2 diện tích lãnh thổ thì Việt Nam có gần 1 km chiều dài bờ biển. Đây là một chỉ số thuộc loại cao hàng đầu thế giới, góp phần khẳng định Việt Nam là một quốc gia biển và có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Sự phong phú về đặc điểm tự nhiên, địa lý đã tạo cho vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều hệ sinh thái biển quan trọng góp phần phát triển kinh tế biển cho đất nước. Tuy nhiên, khai thác phải đi đôi với nuôi trồng và bảo tồn thì hệ sinh thái biển và nguồn lợi thuỷ sản mới mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho người dân và đất nước. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bàn về nội dung, chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có Chủ đề: “Bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển xanh” với sự tham gia của GS TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim trong vòng 10 năm từ năm 2022 – 2032 với kinh phí thực hiện khoảng 185 tỷ đồng. Đề án tập trung vào biện pháp nuôi và khi được thả ra sếu có thể tự sinh sản và tồn tại ngoài tự nhiên với hy vọng sếu luôn hiện diện tại vườn Quốc gia.
Đang phát
Live