Dân tộc Đan Lai là một tộc người hiếm, chỉ gồm khoảng hơn 3 nghìn người, sinh sống tại vùng rừng núi phía Tây, tỉnh Nghệ An, ở các bản Co Phạt, Khe Khặng, Khe Búng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông. Do điều kiện cách biệt về địa lý, điều kiện lịch sử và các tập tục lạc hậu, nên cuộc sống của người Đan Lai chủ yếu là dựa vào săn bắn, hái lượm và phát rừng làm rẫy, thiếu đói quanh năm. Làm sao để bảo tồn và phát triển bền vững cuộc sống của tộc người thiểu số Đan Lai ở vùng rừng núi phía Tây tỉnh Nghệ An đến nay vẫn là bài toán chưa tìm được lời giải.
Tiếp nối truyền thống của cha anh, trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước ngày nay, thế hệ trẻ nước nhà hăng hái thi đua học tập, lao động sáng tạo, tiếp thu tri thức, khoa học và công nghệ mới, vươn lên thoát nghèo, lập thân, lập nghiệp, xung kích, tình nguyện cống hiến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với Rmah Mích – chàng trai dân tộc Bana luôn ý thức được rằng giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống của chính dân tộc mình cũng chính là yêu nước. Cùng với đó, với vai trò là một cán bộ đoàn, Rmah Mích còn giúp đỡ rất nhiều thanh niên địa phương phát triển sản xuất, xây dựng bản làng theo nếp sống văn hóa mới. Mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng nghe chia sẻ của Rmah Mích dân tộc Ba Na, Phó bí thư chi đoàn xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia La về bảo tồn văn hóa cồng chiêng, bảo tồn các nhạc cụ của dân tộc Bana.
Việt Nam được xem là một trong quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu có những tác động đến nhiều lĩnh vực, các địa phương và cộng đồng dân cư, trong đó có các khu bảo tồn biển với nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học biển, bảo vệ nguồn lợi và cân bằng môi trường sinh thái. Việc quy hoạch không gian cho các khu bảo tồn để ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề được các ban ngành chức năng đặc biệt lưu tâm.
- Bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống- Những vấn đề đặt ra trong thời hiện đại.- Dự án kết nối và giải tỏa căng thẳng cho các nhân viên y tế tại Mỹ.- Bộ đội Biên phòng với công tác phòng chống ma túy nơi biên giới.
Việt Nam có 13 di sản được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đó, 7 di sản là quan họ, ca trù, hát xoan, ví - giặm, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ đều sử dụng áo dài hoặc áo tứ thân khi biểu diễn. Hiếm có trang phục dân tộc nào góp phần vào quá trình tôn vinh Di sản văn hóa phi vật thể nhiều như áo dài. Nhân kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2020), chúng tôi bàn chủ đề: “Bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống: Những vấn đề đặt ra trong thời hiện đại” với sự tham gia của Nhà nghiên cứu văn hóa, PGS TS Đinh Hồng Hải, giảng viên bộ môn Nhân học Văn hóa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Công khai giá thuốc, giá thiết bị y tế.- Đài TNVN thúc đẩy công tác người Việt Nam ở nước ngoài.- Nơi bảo tồn rùa biển lớn nhất ở Việt Nam.
Khu phố cổ Bao Vinh nằm cách trung tâm thành phố Huế 3km, từng là một thương cảng nhộn nhịp bậc nhất cố đô Huế. Hệ thống nhà cổ cùng lối kiến trúc độc đáo của phố cổ Bao Vinh gần như bị “bỏ quên” suốt mấy chục năm nay. Nhiều ngôi nhà cổ xuống cấp và mất dần theo thời gian. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có kế hoạch bảo tồn và phát triển du lịch tại phố cổ Bao Vinh. Bài viết của PV Lê Hiếu thường trú tại Miền Trung.
- Cần làm gì để khắc phục tình trạng bổ nhiệm cán bộ đúng quy trình, quy định nhưng không đúng người, đúng việc, để không còn tình trạng cán bộ “ngồi nhầm chỗ”?- Nam Phi thành lập Uỷ ban Chống tham nhũng trong phòng dịch Covid-19.- Thi tốt nghiệp THPT 2020: Có đạt mục tiêu “kép” an toàn, chất lượng?- Câu chuyện bảo tồn kiến trúc làng Việt
Trong kho tàng dân ca và diễn xướng dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, hát Xoan là một trong những di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt, chỉ có ở vùng đất Tổ Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ. Loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này kết hợp được yếu tố văn hoá, lịch sử và nghệ thuật. Hát xoan độc đáo ở lời ca, giai điệu và làn điệu, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa mang những nét đặc trưng của cư dân nông nghiệp vùng Đất Tổ. Những làn điệu mượt mà ấy vẫn có sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng nhờ nỗ lực của địa phương, nhân dân và đặc biệt là các nghệ nhân dân gian – những “báu vật nhân văn sống”. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn một gia đình gồm 5 thế hệ kiên trì trao truyền và lưu giữ từng quả cách xoan, góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát Xoan – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Với mong muốn sớm đưa diện tích rừng ở địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, vào mạng lưới quy hoạch bảo tồn thiên nhiên đa dạng quốc gia, ngày 24/7, tại thành phố Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum phối hợp với tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã quốc tế (FFI), Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với phát triển sinh kế bền vững” nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo tồn tại rừng Kon Plông một cách hiệu quả, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển sinh kế ở địa phương. Tham dự Hội thảo có 90 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân huyện Kon Plông. PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên phản ánh.
Đang phát
Live