Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường và Ban Chỉ đạo Quốc gia về an toàn thực phẩm dịp trước, trong và sau Tết Trung thu năm 2024, qua công tác kiểm tra giám sát thị trường, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra và phát hiện gần 1000 vụ vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính gần 10 tỷ đồng.
Những ngày qua, các lực lượng chức năng liên tục kiểm tra, phát hiện và thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm không đảm bảo an toàn. Nhằm ngăn chặn nguồn thực phẩm không đảm bảo đưa ra thị trường, từ nay đến cuối năm, Tổng cục QLTT tiếp tục xây dựng Kế hoạch chuyên đề, tăng cường kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm để kịp thời phát hiện, thu giữ và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo nguồn cung thực phẩm trên thị trường, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng sau Tết Trung thu, tại Văn bản số 2257 của Tổng cục QLTT gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ: Sau Tết trung thu, lực lượng QLTT tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tập trung kiểm tra việc thu hồi và xử lý, tiêu huỷ nguyên liệu làm bánh và các sản phẩm bánh Trung thu hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người dân mà còn có tác động lớn tới phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm song việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm vẫn tồn tại một số bất cập như mô hình quản lý chưa đồng bộ, hiệu quả thấp, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở, tình trạng nhập lậu, thực phẩm không bảo đảm còn lưu thông trên thị trường… Trong bối cảnh đó, việc kiểm soát chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm, minh bạch, đảm bảo truy xuất nguồn gốc thực phẩm là vấn đề trọng tâm trong hoạt động của các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp nhằm tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng.
An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người dân mà còn có tác động lớn tới phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội. Việc kiểm soát chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm, minh bạch, đảm bảo truy xuất nguồn gốc thực phẩm là vấn đề trọng tâm trong hoạt động của các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp nhằm tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng, đây là những thông tin đáng chú ý tại Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại do Bộ Công Thương tổ chức hôm nay (17/07) tại Hà Nội.
Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống cho người tiêu dùng, Cơ quan thực phẩm quốc gia Indonesia (Bapanas) đang triển khai mô hình “phòng kiểm nghiệm thực phẩm di động” trên những chiếc xe ô tô tại các chợ truyền thống.
Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2024 ở mức 6 đến 6,5%.- Mỹ xích lại gần hơn với Pháp - đồng minh chủ chốt ở châu Âu qua chuyến thăm Pháp của Tổng thống Mỹ Joe Biden.- Tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 sắp sửa diễn ra, lại thêm đúng dịp đầu hè nên lượng khách du lịch đến thành phố biển Đà Nẵng tăng mạnh. Đà Nẵng đang tăng cường hoạt động kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo phục vụ du khách dịp lễ.
- Phỏng vấn TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam về những giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm - Tín dụng chính sách – Chìa khoá giảm nghèo bền vững tại Tây Ninh
Thời gian gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm vẫn còn khá phổ biến, nhất là việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đang diễn ra ở nhiều nơi, vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đang phát
Live