
Tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, mưa kéo dài khiến nước các sông dâng cao, nguy cơ ngập lụt cục bộ tại một số khu dân cư, sạt lở đất trên các tuyến đường huyết mạch. Các địa phương miền núi chủ động lên phương án ứng phó, triển khai phương châm “4 tại chỗ”, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Sau 3 năm thực thi, những lợi ích, kết quả tích cực mà Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) mang lại đối với hoạt động thương mại, đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và EU đã được khẳng định. Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt tốt cơ hội trong liên kết với các doanh nghiệp, đối tác từ EU để tận dụng thuế quan ưu đãi, tiếp cận nguồn nguyên liệu và công nghệ chất lượng, tham gia vào chuỗi cung ứng từ một khu vực kinh tế hàng đầu thế giới. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Tọa đàm:“Liên kết với doanh nghiệp EU, tận dụng hiệu quả EVFTA” do Tạp chí Công Thương thực hiện.
Huyện Lắk, tỉnh Đắc Lắc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái cộng đồng. Với niềm đam mê của mình, Y Xim Ndu- dân tộc M nông đã quyết tâm làm du lịch gắn với văn hóa bản địa đặc sắc. Thời gian qua, khi du khách đến huyện Lắk để leo núi, dã ngoại đã tạo cho người dân ở địa phương có thêm nhiều nguồn thu nhập, vừa quảng bá được hình ảnh, văn hóa bản địa của người M’nông, vừa góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc. Năm 2023, anh Y Xim Ndu được BCH Tỉnh Đoàn Đắc Lắc tặng Bằng khen tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác. Vừa qua, tại Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VII - năm 2023, anh là 1 trong số các đại biểu nhận danh hiệu "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" cấp tỉnh trên các lĩnh vực. Anh Y Xim Ndu, dân tộc M.nông chia sẻ những khó khăn cũng như nỗ lực vượt khó trong bước khởi đầu trên con đường lập nghiệp.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, từ đêm 24/9 tới chiều 25/9, tại nhiều địa phương của tỉnh Gia Lai có mưa lớn. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của sạt lở, ngập úng có thể xảy ra do mưa lũ, các địa phương, nhất là các huyện phía đông, đông bắc tỉnh đang tập trung triển khai các phương án chủ động ứng phó.
Hiện nay ở một số mỏ than vùng Quảng Ninh đang tồn đọng một lượng lớn đất đá lẫn than, ước tính có thể lên tới hàng triệu tấn. Sản phẩm này có lẫn một lượng than khoảng 20% sinh ra do quá trình bóc, mở vỉa, hoặc đào đường lò mới. Nhằm triệt để thu hồi tài nguyên, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang chỉ đạo các đơn vị phát huy tối đa dây chuyền thiết bị và các giải pháp kỹ thuật công nghệ, nâng cao tỷ lệ thu hồi than từ đất đá lẫn than và các sản phẩm ngoài than. Xác định hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến than - khoáng sản tác động không nhỏ đến môi trường nên TKV chú trọng gắn chặt sản xuất với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Phân loại rác thải từ nguồn làm sao hiệu quả, các địa phương phải triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác theo lộ trình chậm nhất đến ngày 31/12/2023.- Liên minh châu Âu trước nhu cầu cấp bách mở rộng khối.- Vì sao tiền dành cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số “bị nhốt” trong Kho bạc?- Người dân Pakistan ở vùng bị lũ lụt xây lại những ngôi nhà chắc chắn và thân thiện với môi trường hơn.
Hưởng ứng cuộc thi Tìm kiếm Giải pháp Công nghệ “ Dữ liệu với cuộc sống” của Bộ Công an, sáng nay, Thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ phát động và hưởng ứng cuộc thi Tìm kiếm giải pháp công nghệ Dữ liệu với cuộc sống với chủ đề “Thử thách công nghệ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng phân cực, trật tự thế giới được cho là phục vụ lợi ích cuả phương Tây, nhóm BRICS gồm 5 nền kinh tế lớn mới nổi là Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Braxin đang có tham vọng trở thành đối trọng kinh tế, địa chính trị của G7. Hướng tới mục tiêu này, mở rộng khối và tăng cường thương mại giữa các thành viên, thúc đẩy tái cấu trúc toàn cầu sẽ là nội dung chính của Hội nghị thượng đỉnh BRICS khai mạc tại Nam Phi vào ngày mai (22-8).
Hôm nay là tròn 2 năm ngày Taliban tiến hành tấn công chớp nhoáng vào thủ đô Ka-bun và giành quyền kiểm soát đất nước Afganistan. Cuộc rút quân hỗn loạn của phương Tây vào thời điểm đó đã đặt dấu chấm hết cho 2 thập kỷ Mỹ duy trì hiện diện quân sự tại Afganistan, mở ra một thời kỳ mời cho quốc gia Nam Á này. Chỉ có điều, đó không phải là một thời kỳ tươi sáng như người dân Afganistan cũng như cộng đồng quốc tế từng hi vọng – dù là mong manh. 2 năm dưới thời Taliban, những lời hứa của lực lượng này về việc đảm bảo quyền của phụ nữ, người dân tộc thiểu số không những không thành hiện thực mà còn trở thành câu chuyện đầy nhức nhối khi hàng loạt quy định khắc nghiệt liên tiếp được ban hành. Cùng với tình hình nhân đạo ngày một trầm trọng là những nỗi lo ngại về khủng hoảng kinh tế, an ninh. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á phân tích rõ hơn về tình hình tại Afganistan sau 2 năm dưới thời Taliban.
- Nâng cao cảnh giác, chủ động ứng phó với thiên tai - Đẩy mạnh liên kết trong tiêu thụ nông sản - Trồng dưa lưới trong nhà màng giúp nông dân Quảng Nam làm giàu - Ngăn ngừa dịch bệnh thủy sản bằng chế phẩm vi sinh - Đổi thay ở xã An toàn khu Quảng Trực
Đang phát
Live