Thủ tướng Israel Netayahu vừa ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với 2 quốc gia A rập là Các Tiểu vương quốc A rập thống nhất và Bahrain. Đây được đánh giá là thời khắc lịch sử, không chỉ mở ra chương mới cho quan hệ hợp tác giữa Israel với Các Tiểu vương quốc A rập thống nhất và Bahrain, mà còn dánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ của Israel với thế giới A-rập nói chung. Điều này cho thấy đường lối đối ngoại vượt trội của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump với khu vực. Cuộc trao đổi của Biên tập viên Thúy Ngọc và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ đề cập điều này.
Trung Đông được kỳ vọng trở thành điểm sáng ngoại giao của chính quyền Tổng thống Donald Trump trước cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Sau khi thành công với vai trò trung gian cho thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Các tiểu vương Quốc Ả-rập thống nhất, Mỹ đang thúc đẩy các quốc gia Ả-rập tiến hành các bước đi tương tự. Đó là một trong các mục tiêu mà ngoại trưởng Mỹ đang có chuyến thăm một loạt nước Trung Đông. Nỗ lực của Mỹ nếu thành công sẽ tạo ra bước thay đổi lớn trong các mối quan hệ địa chính trị ở Trung Đông nhưng trước mắt, đây có thể là một chiến lược tranh cử của Tổng thống Donald Trump? Phản ứng của các nước A-rập như thế nào trước nỗ lực của Mỹ? Cuộc trao đổi giữa BTV Thanh Huyền với phóng viên Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ và PV Ngọc Thạch – thường trú tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
Từ ngày 11 - 15/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm một loạt nước Trung và Đông Âu gồm: Séc, Slovenia, Áo và Ba Lan. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ 3 của ông Pompeo, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm ngoái. Trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung đang ngày càng phức tạp hay sự ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc đang ngày càng lớn tại khu vực Trung và Đông Âu, chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ được cho là nhằm tìm kiếm một bầu không khí thân thiện hơn với khu vực này. Chính quyền Mỹ thực sự tính toán gì với chuyến thăm lần này của Ngoại trưởng Pompeo? Liệu các nước Trung - Đông Âu sẽ đón nhận “tình cảm” này của Washington như thế nào? Trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Hải Đăng - Thường trú Đài TNVN tại Cộng hòa Séc theo dõi khu vực Đông Âu.
- Cảnh giác với những hoạt động núp bóng tự do xuất bản để chống phá Nhà nước Việt Nam.- Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở một số địa phương đang dần cải thiện.- Phần 3 của loạt bài: “Sai phạm trong hoạt động xây dựng: Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm”.- Phân tích về chuyến thăm Trung - Đông Âu của Ngoại trưởng Mỹ.- Lãi suất tiền gửi của các ngân hàng đang ở mức thấp.- Nga là nước đầu tiên có vắc-xin ngừa Covid-19 - “Ánh sáng” cuối đường hầm trong cuộc chiến chống đại dịch.
- Các tổ chức tôn giáo tạm dừng hoạt động tập trung đông người, phòng chống dịch covid-19.- Chùa Bổ Đà - nơi có mộc bản kinh Phật khắc trên gỗ thị cổ nhất thế giới.- Kiện toàn lề luật bằng tình yêu.
Trong các chương trình thời sự trước chúng tôi đã đề cập câu chuyện: những tính toán của Israel khi tuyên bố sáp nhập vùng lãnh thổ chiếm đóng ở Bờ Tây và những hệ lụy đến an ninh khu vực nếu kế hoạch này được triển khai. Theo phóng viên Đài TNVN thường trú tại Ai Cập, phụ trách khu vực Trung Đông thì cả Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu đều cho rằng bất kỳ kế hoạch thôn tính Bờ Tây nào của Israel cũng là bất hợp pháp dù nó bao gồm 30% của Bờ Tây hay 5%, đồng thời cảnh báo rằng hậu quả có thể là “thảm khốc”. Vậy còn cơ hội nào cho hòa bình Trung Đông hay không?
Khu vực Trung Đông vốn luôn tồn tại những mâu thuẫn và xung đột dai dẳng, những ngày này lại “sôi sục” khi Israel tuyên bố sẽ sáp nhập các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây, dự kiến đầu tháng 7. Kế hoạch lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt của Palestine. Palestine tuyên bố sẽ rút lại sự công nhận nhà nước Israel, nếu Israel phá hủy cơ hội thành lập một nhà nước Palestine độc lập. Để có những góc nhìn rõ hơn về bước đi của Israel cũng như những hệ lụy đằng sau kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của nước này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Ngọc Thạch – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông.
CHƯA GỬI VĂN BẢN
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas giữa tuần này đã quyết định rút khỏi mọi thỏa thuận với Israel và Mỹ. Đây được cho là hành động trả đũa đối với kế hoạch của Israel nỗ lực sáp nhập một số khu vực ở bờ Tây vào lãnh thổ của nước này. Trung Đông - khu vực luôn ẩn chứa những mâu thuẫn đang trở thành một quả bom hẹn giờ có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Kế hoạch sáp nhập khu bờ Tây của Israel cùng với những biện pháp đáp trả cứng rắn chưa từng có của Palestine khiến cho con đường hòa bình Trung Đông có thể bị khai tử. Cứu vãn hay để đổ vỡ hoàn toàn? Lời giải nằm trong tay Israel. Nếu không cân nhắc những lợi ích quốc tế và những hệ lụy khu vực, kế hoạch của Israel hiện nay có thể khiến hòa bình Trung Đông rơi vào tình trạng "già néo đứt dây". Bình luận của biên tập viên Thu Hiền.
- 80 triệu công dân Việt Nam vẫn chưa có mã số định danh, khi dự án Luật Cư trú có hiệu lực sẽ bãi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.- Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra 3 cấp ở tất cả các khâu của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông sắp tới.- Sau 1 tuần thực hiện tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc xử lý gần 5.300 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.- Cảnh báo nắng nóng kéo dài khiến nhiều địa phương khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên đứng trước nguy cơ cháy rừng cấp 5 – cấp cực kỳ nguy hiểm.- Liên minh châu Phi hoan nghênh việc nối lại đàm phán 3 bên về đập Đại phục hưng.- Bình luận: "Hòa bình Trung Đông – Già néo đứt dây".
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)