Mô hình “Thế giới đa cực, đa trung tâm” của Trung Quốc, với đặc điểm đáng chú ý là sự tham gia của các quốc gia Nam Á trong nhóm mà Trung Quốc gọi là “Phương Nam toàn cầu”. Vậy tham vọng thể hiện vai trò dẫn dắt của Trung Quốc với nhóm quốc gia thuộc “Phương Nam toàn cầu” để hướng tới “Thế giới đa cực, đa trung tâm” liệu sẽ gặp thách thức gì, nhất là từ các cường quốc khác trong khu vực? Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á phân tích vấn đề này.
Sáng nay (16/9), bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải, miền Đông Trung Quốc. Cơ quan khí tượng quốc gia nước này đã phải phát đi cảnh báo đỏ, mức cảnh báo cao nhất về thảm họa thiên tai từ chiều qua. Bebinca đã chính thức trở thành cơn bão nhiệt đới mạnh nhất quét qua trung tâm tài chính Thượng Hải kể từ năm 1949.
Một trong những vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm những ngày cuối tuần qua là Diễn đàn Hương Sơn Trung Quốc. Với chủ đề “Thúc đẩy hoà bình vì tương lai chung”, Diễn đàn Hương Sơn là diễn đàn an ninh thường niên quan trọng nhất của Trung Quốc, là cơ hội để Trung Quốc thể hiện tiếng nói và quan điểm của mình, qua đó định hình tư duy khu vực và quốc tế về các vấn đề an ninh chiến lược quan trọng. Đây cũng là một cơ chế Diễn đàn An ninh mà Trung Quốc xây dựng- đối trọng với Đối thoại Shangri-La thường niên tại Singapore. Một trong những thông điệp nổi bật mà Trung Quốc giới thiệu tại Diễn đàn Hương Sơn năm nay, là việc thúc đầy một Thế giới Đa cực và đa trung tâm – trong đó các quốc gia đều có trách nhiệm đóng góp cho an ninh toàn cầu, qua đó xây dựng hòa bình thế giới. Đây cũng là một trong những ưu tiên của Sáng kiến An ninh Toàn cầu của Trung Quốc. Vậy, việc xây dựng một Thế giới Đa cực và đa trung tâm- dưới góc nhìn của Trung Quốc- có gì đáng chú ý và Trung Quốc sẽ thể hiện vai trò của mình trong việc “Thúc đẩy hoà bình vì tương lai chung”- nhìn từ Diễn đàn Hương Sơn 2024 như thế nào? Phóng viên Bích Thuận, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc – người tham dự Diễn đàn Hương Sơn 2024 phân tích trong Vấn đề quốc tế hôm nay.
Hòa vào bầu không khí rộn ràng đón tết Trung thu đang diễn ra tại nhiều quốc gia châu Á, một số thành phố lớn của Trung Quốc cũng đang tưng bừng tổ chức các cuộc trưng bày đèn lồng rực rỡ sắc màu nhằm chào đón dịp lễ quan trọng này.
- Lạng Sơn tiên phong xây dựng cửa khẩu thông minh: Thúc đẩy kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc. - Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Svay Rieang: Minh chứng cho mối quan hệ truyền thống, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước.
Dữ liệu chính thức cho thấy, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng hai tháng liên tiếp, trong khi dự trữ vàng đã không thay đổi trong tháng thứ tư.
Sự kiện quốc tế tâm điểm trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Châu Phi diễn ra từ 4-6/9. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và châu Phi tại thủ đô Bắc Kinh kể từ năm 2018 và diễn ra vào thời điểm quan trọng trong mối quan hệ Bắc Kinh với châu lục nơi đặt căn cứ quân sự duy nhất của Trung Quốc ở nước ngoài. Theo giới quan sát, Trung Quốc muốn tìm kiếm sự ủng hộ trong bối cảnh cuộc cạnh tranh địa chính trị ngày càng tăng với Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Phi tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, thương mại mới từ Trung Quốc. Với hàng hoạt thỏa thuận đạt được tại Hội nghị, quan hệ Trung Quốc-châu Phi đã bước sang một chương mới nhiều triển vọng.
Sau khi siêu bão Yagi đi qua, giới chức tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đánh giá, sức tàn phá của cơn bão này ngoài sức tưởng tượng. Thiệt hại kinh tế do Yagi gây ra cho Hải Nam vượt xa siêu bão Rammasun năm 2014.
Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và 95 người bị thương ở Trung Quốc do siêu bão Yagi, buộc Chủ tịch nước này Tập Cận Bình đã phải ra chỉ thị, yêu cầu ngăn chặn các thảm họa thứ cấp, nhằm giảm thiểu thương vong.
Tính đến nay, siêu bão Yagi đã đổ bộ 2 lần vào Trung Quốc, gây mưa lớn và các trận cuồng phong, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 92 người bị thương ở Hải Nam.
Đang phát
Live