Bộ Y tế vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo những nội dung về tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian nghỉ Tết âm lịch.
Cuộc khủng hoảng của đại dịch Covid-19 đang khiến khu vực Trung Đông thiếu lương thực và nhiều người rơi vào đói nghèo. Tác động này cũng khiến cho tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi bị ảnh hưởng nặng nề.
Ngoại trưởng Mỹ, Israel và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) vừa có cuộc gặp trực tiếp 3 bên lần đầu tiên trong nỗ lực thúc đẩy các mối quan hệ song phương và đa phương đồng thời mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia A-rập được biết đến với tên gọi Thỏa thuận Abraham. Cách đây một năm, khi Israel bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ với một loạt quốc gia Arab Hồi giáo, các bên tham gia trực tiếp và gián tiếp vào tiến trình này đều mong mỏi Hiệp định Abraham sẽ mở ra một giai đoạn mới cho khu vực. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Đặc biệt Mỹ kỳ vọng thỏa thuận Abraham sẽ góp phần giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Cách tiếp cận của Mỹ được thể hiện như thế nào?
Ngay sau khi đến Thủ đô Viên, Cộng hòa Áo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã có cuôc gặp cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Áo; gặp bà con cộng đồng người Việt Nam tại 6 nước gồm: Áo, Séc, Ba Lan, Đức, Hungary, Slovakia.
Trong bối cảnh, bức tranh an ninh, chính trị và các cuộc cạnh tranh quyền lực ở Trung Đông đang diễn ra phức tạp, đã có những tín hiệu lạc quan từ phía Iran và Ả-rập Xê-út, hai cường quốc khu vực, có mối quan hệ thù địch với nhau trong nhiều năm và đang ủng hộ các bên đối địch nhau trong các cuộc xung đột tại Trung Đông. Hai nước gần đây đã đưa ra những tuyên bố thân thiện khác thường về đối thủ và tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại trực tiếp kể từ khi quan hệ ngoại giao song phương bị cắt đứt cách đây 5 năm. Vậy, điều gì khiến hai nước đối thủ vốn cạnh tranh quyền lực gay gắt ở khu vực điều chỉnh chính sách đối ngoại? Động thái này sẽ tác động ra sao đến môi trường an ninh chính trị Trung Đông?
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đang có chuyến công du Trung Đông kéo dài 10 ngày, với chương trình nghị sự tập trung vào vấn đề an ninh khu vực, ứng phó với Covid-19 và phục hồi nền kinh tế sau đại dịch. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh một số nước có tầm ảnh hưởng lớn ở khu vực như Israel và Iran đều có chính quyền mới. Vì thế, đây có thể coi là cơ hội giúp Nhật Bản thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao tại khu vực tiềm năng này, nhằm đảm bảo lợi ích chiến lược quốc gia.
Để tiếp cận nước sạch trở thành thượng quyền của trẻ em.- Mua ngay và trả sau ở Trung Đông.- Công viên vừa khai trương ở thành phố NewYork của Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa kết thúc chuyến công du đầu tiên tới khu vực Trung Đông. Diễn ra ngay sau khi Ixraen và phong trào Hồi giáo vũ trang Ha-mát của Palestine đạt được thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt 11 ngày chiến sự ở Dải Ga-da, chuyến thăm với các hoạt động ngoại giao con thoi cùng những cuộc tiếp xúc giữa Ngoại trưởng Blinken với các nhà lãnh đạo của Israel, Palestine, Ai Cập và Giooc-đa- ni, đã cho thấy nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc đưa nước này trở lại vị trí trung tâm trong vai trò trung gian cho tiến trình hòa bình Trung Đông.
Sau những dư chấn nặng nề mà cuộc chiến 11 ngày đêm giữa Israel và Palestin để lại trên dải đất Gaza, Liên hợp quốc đã kêu gọi một công cuộc tái thiết lâu dài và một tiến trình chính trị thực sự để hồi sinh hi vọng và tránh tái diễn những thảm kịch tương tự. Theo Liên hợp quốc, có thể có ít ngôi nhà bị phá hủy hơn so với cuộc chiến năm 2014, nhưng người dân Gaza lại đang bị tổn thương hơn lúc nào hết.
Với nỗ lực của Liên hợp quốc (LHQ), cùng vai trò trung gian của Ai Cập và Mỹ, Israel và phong trào Hamas ở dải Gaza đã đồng ý ngừng bắn sau 11 ngày giao tranh dữ dội. Hoan nghênh thỏa thuận, song cộng đồng quốc tế vẫn cảnh báo đây chỉ là biện pháp tạm thời, việc thương lượng cần được thúc đẩy hơn nữa, nhằm tìm giải pháp toàn diện và bền vững cho xung đột dai dẳng giữa Israel và Palestine. Dự kiến, trong vài ngày tới, Ngoại trưởng Mỹ Blinken sẽ có chuyến thăm tới Trung Đông, sẽ gặp những người đồng cấp Palestine, Israel và các quốc gia trong khu vực để trao đổi về "các nỗ lực cứu trợ và cùng nhau xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho người Palestine và Israel". Với những động thái tích cực từ các bên trong những ngày qua, liệu “chảo lửa” Trung Đông đã hạ nhiệt?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)