Một thập niên trước, vào tháng 3 năm 2011, một làn sóng nổi dậy ủng hộ dân chủ đã lan rộng khắp thế giới, đặc biệt là tại Trung Đông. Các nhà lãnh đạo bị lật đổ, các cuộc bầu cử được tổ chức, nhưng "giấc mơ dân chủ"chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ. Tại Syria, làn sóng biểu tình 10 năm trước đã kéo theo một cuộc nội chiến đẫm máu và dai dẳng, đến tận bây giờ, với gần 400 người đã thiệt mạng, hàng triệu người di tản chưa thể trở về quê hương. Ngày 15/3 - được xem là dấu mốc khởi đầu cho cuộc xung đột tại Syria và cũng là thời điểm mà có lẽ nhiều người dân ở quốc gia Trung Đông này không bao giờ muốn nhớ lại.
Sự kiện được dư luận Trung Đông đặc biệt quan tâm thời điểm hiện nay, đó là việc Tổng thống Mahmoud Abbas vừa tuyên bố Palestine sẽ bắt đầu tổ chức tổng tuyển cử để bầu Quốc hội và Tổng thống từ tháng 5 tới. Điểm đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong 15 năm năm qua Palestine tổ chức tổng tuyển cử. Giới phân tích nhận định đây là một bước chuyển chính trị tích cực trong bối cảnh nhiều năm các phe phái Palestine không thể tìm tiếng nói chung và tiến trình Hoà bình Trung Đông lâm vào bế tắc. Để giúp quý thính giả hiểu thêm về những diễn biến chính trị tại Palestine hiện nay, BTV Đình Nam- Ban Thời sự VOV1, người đã có 5 năm sống ở khu vực Trung Đông và hiện theo dõi khu vực này sẽ trực tiếp thông tin đến quý thính giả.
Tiến trình đàm phán hòa bình Trung Đông vừa có tín hiệu mới khi các nước thuộc nhóm Bộ Tứ, gồm Ai Cập, Gioóc-đa-đi, Pháp và Đức đã nối lại các cuộc gặp gỡ hồi đầu tuần ở thủ đô Cai-rô, Ai Cập. Dư luận khá kỳ vọng vào sự kiện này bởi nhìn lại thời gian qua, bất chấp nỗ lực của cộng đồng quốc tế, các cuộc hòa đàm giữa Israel và Palestine vốn bế tắc từ năm 2014, vẫn chưa có bất cứ triển vọng sáng sủa nào. Đặc biệt trong bối cảnh Mỹ sắp có chính quyền mới, còn khu vực Trung Đông cũng có hàng loạt chuyển biến địa chính trị, đâu sẽ là triển vọng cho tiến trình hòa bình Trung Đông trong thời gian tới. BTV Phương Hoa trao đổi với phóng viên Tuấn Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông về nội dung này.
BTV Hồ Điệp và các phóng viên Bá Thi và Đình Nam, những phóng viên Đài TNVN đã nhiều năm công tác tại Trung Đông với câu chuyện “10 năm làn sóng Mùa Xuân A-rập.
Không thể hóa giải bất đồng, chính phủ chia rẽ tại Israel đã sụp đổ sau khi quá thời hạn chót mà các bên không thể thông qua được gói dự thảo ngân sách. Bởi theo quy định, nếu dự thảo ngân sách không được thông qua, Israel sẽ phải tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 3 năm tới. Quốc hội Israel cũng đã giải tán để mở đường cho cuộc bầu cử tiếp theo. Với diễn biến mới nhất, cuộc khủng hoảng chính trị tại Israel tiếp tục kéo dài khi phải tổ chức tới 4 cuộc bầu cử chỉ trong vòng 2 năm. Phóng viên Ngọc Thạch Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông sẽ phân tích cụ thể về cuộc khủng hoảng chính trị tại Israel hiện nay.
Cách đây 10 năm, một “ngọn lửa” đã bùng phát tại thế giới Arab kéo theo nhiều thay đổi và cả hy vọng ở thời điểm đó. Hàng loạt sự kiện gây rúng động khu vực từ cuối 2010 mà phương Tây gọi là Mùa Xuân Arab tạo ra các hệ quả về dài hạn. Từ sự sụp đổ nhanh chóng của các chính phủ đến sự trỗi dậy rồi sụp đổ của một vương quốc thánh chiến mang tên Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Trung Đông, Bắc Phi đã trải qua thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 trong tình trạng biến động không ngừng. “Mùa xuân Ả-rập” còn lại gì sau những biến động đó?
Trong những tuần gần đây, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với khu vực Trung Đông. Hàng loạt quan chức cấp cao Mỹ như Ngoại trưởng Mai Pompeo, Đại diện đặc biệt về Iran và Venezuela, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị-quân sự đã đến thăm Israel và các đồng minh Ả-rập. Bên cạnh đó, một nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ do tàu USS Nimit chạy bằng năng lượng hạt nhân dẫn đầu cũng đã quay trở lại khu vực vùng Vịnh. Các động thái này phải chăng nhằm giúp chính quyền Tổng thống Trump bảo vệ các di sản về đối ngoại được tạo ra trong 4 năm qua, đồng thời tiếp tục củng cố quan hệ đồng minh với các nước A-rập, cũng như tìm cách siết chặt hơn các chính sách đối phó với Iran? Để làm rõ hơn chính sách ngoại giao Trung Đông của Tổng thống Donald Trump trước khi kết thúc nhiệm kỳ, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Phạm Huân - thường trú Đài TNVN tại Mỹ:
- Loạt bài "Rừng Tây Nguyên trong áp lực phải là vàng", bài 2: Đằng sau những cánh rừng ảo.- Chủ nghĩa cá nhân và lòng tham quyền lực.- Huy động thành công trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành có kỳ hạn từ 10 năm trở lên>- Trung Đông: “Điểm nhấn” chính sách ngoại giao cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.- Nhìn lại hoạt động xuất khẩu 2020 & những vấn đề đặt ra cho năm 2021.- Ngành chăn nuôi ở Châu Âu lao đao vì dịch cúm gia cầm bùng phát.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa có chuyến công du loạt nước đồng minh Trung Đông như Israel, Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) và Qarta. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ vẫn đang rối ren hậu bầu cử, dù cơ quan chức năng đã bắt đầu khởi động quá trình chuyển giao quyền lực từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump cho đội ngũ của ông Biden. Giới quan sát cho rằng, dường như đây là nỗ lực cuối cùng của chính quyền Tổng thống Trump để bảo vệ những di sản đối ngoại đã gây dựng 4 năm qua tại Trung Đông. Để có những phân tích rõ hơn về kết quả chuyến công du cũng triển vọng chính sách Trung Đông của Mỹ thời gian tới, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS.Lộc Thị Thủy - chuyên gia nghiên cứu về Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu châu Mỹ. Mời quí vị và các bạn cùng nghe:
Cách đây ít giờ, thỏa thuận hòa bình giữa Israel với Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) và Bahrain đã chính thức được ký kết tại Washington với sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bên cạnh ý nghĩa chính trị đã đạt được, một câu hỏi được dư luận quan tâm đó là vì sao chính quyền ông Trump lại đạt được những thành tựu này một cách nhanh chóng như vậy, trong khi các chính quyền tiền nhiệm đã mất hàng thập kỷ mà tiến trình hòa giải ở Trung Đông “vẫn giậm chân tại chỗ”.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)