
Trụ cột tăng trưởng tiêu dùng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng cho sự phục hồi của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Có được kết quả như vậy, một phần là do chúng ta thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ngày càng nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng và đã chủ động tiếp cận - sử dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế có những biến động khó lường như hiện nay, người tiêu dùng đã những điều chỉnh đáng kể, từ cắt giảm mức chi tiêu không cần thiết, hạn chế mua hàng hoặc thay đổi phương thức và lựa chọn xoay sở với ngân sách thu hẹp hơn so với trước đây. Những thay đổi này mang tới nhiều thách thức, buộc doanh nghiệp cũng phải thay đổi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn, cung cấp các giải pháp phù hợp và tạo sự hài lòng cho người tiêu dùng. Bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
CPI 9 tháng tăng 3,88%, lạm phát trong tầm kiểm soát.- Cơ hội nâng tầm thương hiệu Việt trong bối cảnh mới.- Hàng Việt Nam ngày càng chiếm được ưu thế trên thị trường.
Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các doanh nghiệp và ngành chức năng đang duy trì nhiều giải pháp để có thể giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa. Đặc biệt là các chương trình kích cầu tiêu dùng, kết nối giao thương…
Nhằm giảm thiểu những thiệt hại ngày càng gia tăng do lừa đảo, Australia đã tiến hành sửa đổi Đạo luật Chống lừa đảo trực tuyến, buộc các ngân hàng, hãng truyền thông, nền tảng mạng xã hội phải thắt chặt hơn nữa việc quản lý và ngăn chặn các nội dung lừa đảo với mức phạt lên tới 50 triệu đô-la Australia (AUD).
Cuối tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành chỉ thị về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước. Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục thực hiện nghiêm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới và yêu cầu Bộ Công Thương cần đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm gắn kết giữa sản xuất với phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt.
Từ sự gần gũi thân quen, hàng Việt đã từng bước tạo sự tin tưởng của người tiêu dùng thông qua chất lượng hàng hoá, mẫu mã đa dạng và giá cả cạnh tranh. Nhận thức của người tiêu dùng đã thay đổi, không chỉ là sự vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mà hàng Việt Nam đã trở thành lựa chọn không thể thiếu của người tiêu dùng Việt. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.Chương trình Chuyên gia của bạn có chủ đề “Khẳng định vị thế, hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” với sự tham gia bàn luận của khách mời là PGS.TS Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hiện nay, nước ta có hơn 14 triệu cửa hàng, 9 nghìn chợ nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI 2024) của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỉ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỉ USD. Theo các chuyên gia, để thương mại điện tử phát triển bền vững, cần quan tâm đến thể chế, xử lý tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng.
TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ 7-7,5%. Để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế này, Thành phố tập trung vào 3 giải pháp trọng tâm, trong đó có kích cầu tiêu dùng nội địa. Vậy, TP.HCM cần làm gì để thúc đẩy thị trường tiêu dùng nội địa khi sức mua của thị trường đang có chiều hướng chậm như hiện nay?
Theo quy định, các loại hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, mỹ phẩm đều phải ghi thời hạn sử dụng rõ ràng. Tuy nhiên, việc vi phạm về “hạn sử dụng” sản phẩm hàng hóa còn diễn ra khá phổ biến ở nước ta trong thời gian qua. Nhằm bảo về quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, nhiều ý kiến cho rằng cần tăng chế tài xử phạt hành vi tẩy, xoá “hạn sử dụng”, biến hàng hoá “hết hạn” thành “còn hạn”sử dụng đưa ra thị trường tiêu thụ.
Doanh nghiệp dệt may, da giày hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững.- Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển.- Quảng Nam thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.