
Với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20 – 25%/năm, theo dự báo của Bộ Công thương đến năm 2025, tổng bán lẻ hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử sẽ đạt trên 32 tỷ USD và trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng, đặc biệt đối với người tiêu dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử ở Việt Nam thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách...
Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Do đó, để tiếp tục phát triển cũng như đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp Việt là cần chuyển đổi sản xuất xanh để tăng trưởng bền vững.
Đơn hàng quay trở lại, doanh nghiệp dệt may thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư chiều sâu.- Hoàn thiện khung pháp lý trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.- Hai mục tiêu lớn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) năm 2024: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đảm bảo đời sống, thu nhập cho người lao động.
Gần 10 năm nay, tháng 3 hàng năm được coi là tháng cao điểm hành động vì người tiêu dùng – với các hoạt động hướng tới Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới, cũng là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam- 15/03. Năm nay, Luật bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/7 tới, thêm nhiều điểm mới bảo vệ người tiêu dùng. Khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng ngày càng hoàn thiện và đầy đủ, nhưng để người tiêu dùng thực sự có đầy đủ quyền, còn nhiều việc cần làm.
Cần hoàn thiện chính sách để các ngành công nghiệp nền tảng phát triển bền vững.- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Doanh nghiệp và người tiêu dùng giữ vai trò quyết định.- Thúc đẩy phát triển Khu kinh tế cửa khẩu - Ghi nhận tại Móng Cái.
Theo lộ trình, đến năm 2025 ngành điện sẽ phải hoàn thành việc chuyển sang ghi chốt chỉ số công tơ thống nhất trên toàn quốc vào ngày cuối tháng. Từ tháng 9/2023 đến nay, các đơn vị điện lực ở nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện lộ trình này. Quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo như thế nào khi ngành điện chuyển sang ghi chốt chỉ số công tơ vào ngày cuối tháng? Đây là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn với sự tham gia của bà Tô Lan Phương - Trưởng ban kinh doanh Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVNHN).
Thương mại điện tử Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực, triển vọng top đầu thế giới – ngày càng định hình vai trò “dẫn dắt nền kinh tế số”. Dù đã và đang có nhiều thuận lợi phát triển, lĩnh vực này cũng cho thấy nhiều bất cập, thách thức mục tiêu “xanh hoá” và phát triển bền vững. Một trong những thách thức lớn nhất là tạo dựng và duy trì niềm tin của người tiêu dùng. Diễn đàn hưởng ứng các hoạt động vì Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - đề cập thực tế niềm tin thương mại số. Các vị khách mời sẽ khuyến nghị, hy vọng tìm giải pháp cho vấn đề: Ông Lê Đức Anh – Giám đốc Trung tâm tin học, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Vũ Văn Trung – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam; Chuyên gia Trần Quý – Viện trưởng Viện phát triển Kinh tế số Việt Nam từ đầu tàu kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ động bám sát diễn biến thị trường - doanh nghiệp dệt may gia tăng đơn hàng.- Khẳng định ưu thế hàng Việt Nam.- Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm - Ghi nhận tại 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
Nhiều loại hàng hoá, dịch vụ tăng giá trước Tết, CPI tháng 1/2024 tăng 0,31% so với tháng trước.- Doanh nghiệp tăng nguồn hàng dự trữ Tết, đẩy mạnh kích cầu, bình ổn thị trường.- Tuyên Quang: Hạ tầng giao thông tạo đà phát triển kinh tế xã hội.
TP.HCM vừa phát hành Báo cáo kinh tế vĩ mô về kết quả năm 2023 và dự báo năm 2024, do Cục Thống kê và Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) lần đầu tiên thực hiện. Trong đó, các chuyên gia kinh tế có những đánh giá, nhận định cụ thể về kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam, kinh tế TP.HCM. Theo các chuyên gia, trong những thách thức của năm 2024, TP.HCM cần nhìn ra những điểm sáng về chính sách ở tầm vĩ mô để làm động lực tăng trưởng kinh tế và kinh tế tiêu dùng trong ngắn hạn sẽ là một động lực tăng tổng cầu, góp phần vào tăng trưởng.
Đang phát
Live