Sáng nay UBND tỉnh Thanh Hóa họp phiên thường kỳ tháng 12 năm 2024, theo dự thảo kế hoạch, năm 2025 tỉnh sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đặc biệt đối với các dự án lớn, trọng điểm, khu/cụm công nghiệp, tạo dư địa phát triển, thu hút đầu tư.
Năm 2024 tăng trưởng kinh tế tỉnh Thanh Hóa đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực; các chỉ tiêu phát triển kinh tế, thu ngân sách, thu hút các dự án đầu tư trực tiếp đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm ước đạt 12,16% (đứng thứ 2 cả nước chỉ sau tỉnh Bắc Giang tăng trưởng 13,85%). Kết quả này cho thấy Thanh Hóa đã và đang hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, là phấn đấu trở thành cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển phía Bắc của Tổ quốc.
Thanh Hóa được ví như cửa ngõ khu vực; trục giao thông Bắc – Nam. Đặc biệt với hệ thống cảng biển, cảng hàng không, đường sắt, đường bộ… Thanh Hoá có vai trò quan trọng, trục trung chuyển giao thương, kết nối vùng, khu vực, và quốc tế. Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thanh Hóa đã đầu tư nguồn lực phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông đồng bộ, thúc đẩy liên kết vùng, mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội không chỉ đối với Thanh Hoá mà có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước.
Tăng cường cải cách hành chính và tập trung phát triển hạ tầng. Đó là 2 yếu tố quan trọng đưa Thanh Hóa trở thành địa phương dẫn đầu miền Trung trong thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt.- Dự báo thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp sẽ nhộn nhịp trở lại.- Thanh Hóa: Doanh nghiệp vượt khó, đảm bảo chỉ tiêu năm 2024.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Thanh Hóa năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt kế hoạch, đứng thứ 3 cả nước. Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, diễn ra sáng nay (2/12).
Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa đã có trên 500 sản phẩm được gắn sao, đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP. Sau khi được công nhận sản phẩm ocop, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đa dạng hóa các kênh bán hàng nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Theo thông tin từ phiên họp thường kỳ UBND tỉnh Thanh Hóa diễn ra chiều (21/11), thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. Thời gian qua, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công; nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng và số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ kết nối, chia sẻ.
Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về "xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" xác định: “Tiếp tục đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh các công trình hạ tầng thiết yếu trong Khu kinh tế Nghi Sơn, sớm đưa khu này trở thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước". Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết đã có nhiều đổi mới trong cơ chế, chính sách, nhưng để hiện thực hóa mục tiêu, Nghi Sơn cần nguồn lực đầu tư cực lớn.
Đang phát
Live