
Các doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kéo giảm lãi suất cho vay, để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều khó khăn hiện nay.- Đắc Lắc chuẩn bị những khâu cuối cùng để xuất khẩu lô khoai lang tươi đầu tiên sang Trung Quốc.- Bộ Y tế yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ tiêm vaccine hết hạn cho trẻ tại Thanh Hóa.- Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia có ảnh hưởng trong khu vực hỗ trợ chấm dứt xung đột tại Xu-đăng.- Ucraina phản đối đàm phán hòa bình "theo điều kiện của Nga".- Liên minh châu Âu bắt đầu đàm phán gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga và sẽ xử lý mạnh tay các nước thứ 3 cố tình tránh lệnh trừng phạt, trong đó có Trung Quốc.
Chiều 7/3, kết thúc ngày thứ 3 diễn ra chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Nhật Bản tại Thanh Hoá. Điểm nhấn là Hội nghị kết nối Thanh Hoá – Nhật Bản 2023. Đây là tiền đề quan trọng để các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng, nhà đầu tư nước ngoài nói chung, tiếp tục tìm hiểu cơ hội và đầu tư vào Thanh Hoá với những cơ chế chính sách đặc biệt. Phóng viên Sỹ Đức phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá về nội dung này.
Mặc dù UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu các địa phương hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử đụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023 gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các bước thẩm định, trình UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt theo quy định (trước ngày 31/3/2023). Thế nhưng, đến nay, công việc này vẫn chưa xong, làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư, kinh doanh; ảnh hưởng đến việc triển khai các công trình, dự án đầu tư và đảm bảo nguồn thu ngân sách các cấp.
Tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh Thanh Hoá tháng 4 diễn ra sáng nay (25/4), Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã phê bình 7 đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp (dưới 5%). Trong tháng 5/2023, năm tổ công tác của tỉnh sẽ đi kiểm tra tình hình triển khai dự án, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại các địa phương.
Sáng nay (4/4) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (khóa XIX) tổ chức Hội nghị lần thứ 21 đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I; nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá đang bị chững lại trong thu hút đầu tư mà nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất sạch. Vậy tại sao một tỉnh dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư FDI lại có thể dễ dàng “hụt hơi”, đánh mất vị thế như vậy? Con số gần 12 nghìn tỷ đồng vừa được tỉnh này chỉ ra, liệu có thể lấy lại sức hút, đón “đại bàng” đến làm tổ?
Sáng nay tại Thanh Hóa diễn ra lễ kỷ niệm 1775 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (ngày 22-2-248, Mậu Thìn - 22-2-2023, Quý Mão) và lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu.
Cuối năm 2022 dự án nâng cấp, cải tạo tuyến tỉnh lộ 505 tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá được khởi công, người dân địa phương vui mừng phấn khởi vì “con đường đau khổ” này sẽ được thay thế bằng con đường mới. Thế nhưng, ngay sau ngày khởi công với “trống giong cờ mở” thì đến thời điểm này dự án vẫn chưa thể thi công do nhiều vướng mắc.
6 tháng qua, tại gói thầu XL3, thuộc Dự án cao tốc Bắc-Nam, đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn (địa bàn tỉnh Thanh Hoá) xảy ra tình trạng thiếu vật liệu đất đắp, thi công cầm chừng, chậm tiến độ. Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá lại cho rằng, không có tình trạng thiếu vật liệu đất đắp, việc chậm tiến độ là do nhà thầu thi công và Ban quản lý dự án.
Thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng loạt các ngành, các địa phương trên địa bàn Thanh Hoá đã xây dựng kế hoạch, tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân và tổ chức hội nghị lấy ý kiến. Do đó, đã nhận được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân.
Đang phát
Live