
Năm 2023 mặc dù trong điều kiện khó khăn, nhưng tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội 7,01 %, thu ngân sách trên 40 nghìn tỷ đồng. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và xác định là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh năm 2024, địa phương sẽ huy động sức mạnh, đoàn kết, tập trung nguồn lực, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong phát triển kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng trên 11%.
Đến thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa có 445 sản phẩm Ocop, vươn lên xếp thứ 2 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP (sau thủ đô Hà Nội). Chương trình OCOP không chỉ góp phần giúp các nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm phong phú trên thị trường; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới.
Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa luôn ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá vẫn gặp phải một số khó khăn, cần được tháo gỡ, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng.
Tiếp tục kỳ họp thứ HĐND tỉnh Thanh Hoá, sáng nay (14/12), các đại biểu tiến hành chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về giải ngân vốn đầu tư công.
Cần chấn chỉnh nạn lừa đảo, trục lợi tôn giáo ra sao, sau việc người xưng “đại đức Thích Tâm Phúc” vừa bị bắt- Giống dưa lưới Yubari King của Nhật Bản - loại quả đắt nhất thế giới, giá hơn nửa tỷ đồng một cặp- Lập nghiệp thành công nhờ khai thác tre, luồng ở Thanh Hoá
Mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh Thanh Hoá đạt 65,1% (cao hơn bình quân cả nước), nhưng nhiều chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, chưa chủ động phối hợp trong thực hiện các thủ tục triển khai thực hiện dự án.
Thanh Hóa có hơn 150 nghìn ha tre, luồng, tập trung tại các huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân. Đây được xem là nguồn “vàng xanh” còn ngủ trong rừng và chưa được khai thác, sử dụng đúng mức ở tỉnh Thanh Hóa. Gần đây, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư để sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu tre luồng và tìm hướng xuất khẩu ra nước ngoài.
Tại tỉnh Thanh Hoá, chuyển đổi số đang ngày càng hiện hữu rõ nét hơn, hiệu quả hơn trong các hoạt động đời sống xã hội. Từ các hoạt động du lịch, đến đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông… chuyển đổi số đang được tỉnh Thanh Hoá áp dụng triệt để với tinh thần “nhanh nhạy, tiết kiệm, hiệu quả”.
Chiều nay, tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Chợ Rủn, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định,: Chúng ta sẽ mãi ghi nhớ và làm theo lời dạy của Bác Hồ là“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”, đồng thời khẳng định đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong phương châm hành động của tổ chức Đảng, chính quyền, của hệ thống chính trị và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Không chỉ dạy chữ, thầy giáo Ngân Văn Ân (giáo viên Trường tiểu học Tam Chung huyện biên giới Mường Lát) còn chăm lo cho học sinh nghèo vùng cao bữa ăn, giấc ngủ. 17 năm “cõng chữ lên non”, người Thầy ấy đã chiếm trọn tình yêu thương của học sinh và phụ huynh ở bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá bởi sự tận tâm với nghề và tấm lòng yêu trẻ.
Đang phát
Live