Nắng nóng, khô hạn, ngày 13/05/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện (số 397/CĐ-TTg) về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc về kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm nắng nóng năm 2023; yêu cầu “Bằng mọi cách không để xảy ra thiếu điện”! Người đứng đầu Bộ Công Thương nhấn mạnh vai trò của công tác tiết kiệm điện. “Đây cần phải được coi là một giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, đẩy mạnh truyền thông hơn nữa về việc tiết kiệm điện, nhất là với các khách hàng sử dụng điện lớn”. Và đây cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ TKNL và phát triển bền vững, Bộ Công Thương và ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Chuyên gia khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và đảm bảo an toàn hệ số nợ xấu ngân hàng.- Đẩy mạnh chương trình điều chỉnh phụ tải điện nhằm giảm áp lực căng thẳng cho hệ thống điện trong giờ cao điểm.
Nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ nhiều nơi lên tới hơn 40 độ C đã xảy ra ngay trong những ngày đầu tháng 5. Hiện tượng El Nino làm cho nền nhiệt độ tăng cao và lượng mưa giảm thấp so với trung bình nhiều năm. Hàng chục hồ thuỷ điện lớn, nhỏ đã về mực nước thấp, thậm chí là dưới mực nước chết. Trong khi đó, nhiều dự án nguồn điện mới vẫn đang chậm tiến độ, miền Bắc đứng trước nguy cơ thiếu hụt hàng nghìn MW (mê-ga-oát) điện ngay trong mùa nắng nóng này. Cung ứng điện liệu đã ở vào tình trạng “nguy cấp”? Việc sử dụng điện tiết kiệm phải chăng là giải pháp có điện cho chính mỗi chúng ta? Bình luận: “Tiết kiệm năng lượng: Để đảm bảo tiêu dùng cho chính bản thân” của BTV Nguyên Long:
Dự thảo Luật đấu thầu sửa đổi: Những điểm mới và góp ý hoàn thiện của doanh nghiệp.- Cần cơ chế thí điểm xây dựng điện gió ngoài khơi.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp khởi sắc trở lại, nhưng không thể “lơ là” việc tăng chất lượng phát hành.- Cần coi trọng “tính hệ thống” trong sử dụng hiệu quả năng lượng.
Dòng chảy Pháp luật kinh doanh 2022: Những "điểm nghẽn" cần khơi thông.- Đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm triệt để năng lượng tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Cải cách thủ tục: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp.- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, một giải pháp quan trọng góp phần giải pháp giảm chi phí logistics, thúc đẩy “logistics xanh”.
Tăng cường hợp tác quốc tế thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam.- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
Ngày 03/02/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân” mới - với khung giá sàn và giá trần đều tăng so với Khung giá cũ. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương hoàn thành các bản báo cáo tài chính liên quan, đồng thời xây dựng các phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Như vậy, lộ trình điều chỉnh tăng giá điện đã khá rõ ràng. Theo các chuyên gia, đây là thời điểm mà Chính phủ và các bộ ngành cần đánh giá kỹ các tác động của việc tăng giá điện đối với sản xuất và đời sống để quyết định mức tăng phù hợp. Và đâu là những việc cần làm ngay để chuẩn bị cho lộ trình tăng giá điện của Chính phủ trong thời gian tới?
Giải pháp để tăng cường việc xuất hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền.- Tiết kiệm năng lượng gắn với phát triển năng lượng tái tạo - Giải pháp của ngành Công Thương ứng phó biến đổi khí hậu, thực hiện COP 26.
Đang phát
Live