Chỉ cần tiết kiệm được 2% lượng điện năng tiêu thụ đúng như yêu cầu đặt ra tại Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi năm cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 5 tỷ kWh điện. Sản lượng điện này tương đương với lượng điện của một nhà máy nhiệt điện có công suất 1.200MW. Thời gian cao điểm mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, trong khi hệ thống điện không còn công suất dự phòng gây ra tình trạng thiếu điện cục bộ, nhất là ở khu vực miền Bắc. Việc tiết kiệm điện vừa giúp giảm áp lực cung cấp điện, giảm áp lực phải xây dựng thêm nhiều nhà máy điện, vừa góp phần bảo vệ môi trường do giảm phải sử dụng các nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào như dầu thô, than đá…, qua đó giảm thải ra môi trường và nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 26/07/2023). Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ), với mục tiêu TKNL đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Cùng với đó, Quy hoạch cũng nhấn mạnh vai trò của năng lượng tái tạo, “coi phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng”.
Cải cách thể chế kinh doanh để khơi thông không gian phát triển cho doanh nghiệp.- Đẩy mạnh thực thi Chỉ thị số 20 về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025.
Tại “Hội nghị Tiết kiệm năng lượng toàn quốc năm 2023” do Bộ Công Thương tổ chức hôm nay (20/7/2023) tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, các dự báo cho thấy, trong 5 năm tới nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Kết quả đánh giá của Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về kế hoạch cung cấp điện giai đoạn 2020-2025, việc đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, điển hình như việc thiếu điện tại miền Bắc trong tháng 6 vừa qua. Việc đầu tư xây dựng thêm nguồn và lưới điện cần phỉa có thời gian. Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thực hiện cam kết phát thải ròng về 0 theo cam kết của Chính phủ tại COP26. PV Nguyên Long thông tin:
Tại hội thảo tham vấn “Xây dựng Chiến lược Truyền thông về Năng lượng bền vững giai đoạn đến năm 2030” do Bộ Công Thương và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp tổ chức hôm nay (27/6/2023) tại Hà Nội, các bên liên quan đều nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành năng lượng Việt Nam theo hướng sạch, bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng; Và để có thể đạt được các mục tiêu về phát triển năng lượng bền vững gắn với giảm phát thải khí nhà kính đề ra tại Nghị quyết 55/NQ-TW của Bộ Chính trị; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 (Quy hoạch Điện 8) vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương nhấn mạnh: "sẽ ưu tiên các giải pháp truyền thông trên môi trường số".
Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật là một nội dung được Công đoàn các cấp Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) phát động trong những năm qua nhằm đảm bảo vận hành an toàn lưới điện quốc gia; đóng góp vào Chương trình “1 triệu sáng kiến” của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; chào mừng Đại hội Công đoàn Tổng Công ty Truyền tải Điện quốc gia (EVNNPT) lần thứ 4 (nhiệm kỳ 2023-2028) và kỷ niệm 15 năm thành lập Tổng Công ty (ngày 01/07/2023). Với tinh thần “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”, chương trình đã được gần 1.000 cán bộ, công nhân viên chức trong toàn PTC3 hưởng ứng nhiệt tình, đem lại nhiều kết quả thiết thực.
Hoàn thiện quy định thu hút đầu tư nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi.- Lượng điện tiết kiệm được trong lúc thiếu điện càng nhiều ý nghĩa.
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc khiến nhu cầu tiêu dùng điện tăng cao đột biến, gây quá tải lưới điện dẫn đến mất điện. Khô hạn, thủy điện phát hạn chế dẫn đến thiếu điện cục bộ. Nhiều địa bàn của Hà Nội và khu vực miền Bắc đã bị sa thải phụ tải, cắt điện luân phiên. Một trong các giải pháp hữu hiệu được đưa ra chính là tiết giảm bớt các thiết bị điện và triệt để tiết kiệm điện trong các thời gian cao điểm nắng nóng này. Vì sao lại như vậy? Ông Đặng Hải Dũng - Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương sẽ thông tin về vấn đề này; Đồng thời, tư vấn các biện pháp sử dụng điện đúng cách trong các thời gian cao điểm nắng nóng - theo dự báo sẽ còn nhiều đợt nắng nóng gay gắt diễn ra ở miền Bắc trong các tháng 6, 7 & 8 tới đây.
Luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết 42 và những vấn đề đặt ra.- Thiếu điện và câu chuyện Tiết giảm - Tiết kiệm.
Trách nhiệm Nhà nước và quyền lợi người mua nhà - những điểm cần tiếp tục hoàn thiện trong quy định pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản.- Đẩy mạnh công nghệ để tăng năng suất, tiết kiệm tài nguyên than – ghi nhận thực tế của phóng viên Đài TNVN tại Công ty Than Mạo Khê.
Đang phát
Live