Nhận diện những điểm sáng kinh tế 8 tháng 2023.- Coi đổi mới sáng tạo là trọng tâm tăng trưởng: Việt Nam thu hút ‘vốn ngoại”.- Sôi động thị trường nhân lực cho phát triển xanh - bền vững
“Quan tâm và coi đổi mới sáng tạo là một trong những trọng tâm của chiến lược tăng trưởng’- chính là ưu điểm, lợi thế thu hút FDI của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khó lường, trong bối cảnh nền kinh tế có tới 97% là doanh nghiệp diện siêu nhỏ, nhỏ và vừa, từ bên trong, Việt Nam cần nhận diện và thúc đẩy những động lực của đổi mới sáng tạo cũng như tìm kiếm các giải pháp để đổi mới sáng tạo Việt Nam thu hút được dòng vốn FDI chất lượng:
"Nếu TP.HCM vận dụng và phát huy tốt lợi thế từ Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM thì trong 10 năm, từ 2026-20235 kinh tế TP có thể tăng trưởng 2 con số". Đó là kỳ vọng của chuyên gia kinh tế tại tọa đàm “Lực đẩy phát triển từ Nghị quyết 98 của Quốc hội" diễn ra sáng 31/8 do Báo Sài Gòn Giải phóng tổ chức.
Số liệu thống kê 8 tháng cho thấy sản xuất trong nước phục hồi tích cực- Giá vàng trong nước chiều qua hạ nhiệt sau đợt tăng mạnh trong ngắn hạn- Những hoạt động đầu tư tài chính đáng chú ý
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tiếp tục đà tăng trong 8 tháng năm nay- Tăng cường kiểm tra thị trường hàng hóa dịp Tết Trung thu- Những nỗ lực phục hồi kinh tế của chính phủ Đức- Số liệu thống kê 8 tháng cho thấy sản xuất trong nước phục hồi tích cực- Giá vàng trong nước chiều qua hạ nhiệt sau đợt tăng mạnh trong ngắn hạn
Hiện thực hoá Quyết định 1658 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, toàn nền kinh tế đang nỗ lực thực hiện 4 mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính trên GDP, xanh hóa nền kinh tế, xanh hóa lối sống và tiêu dùng. Các chuyên gia khẳng định, trong nỗ lực xanh hóa này, đầu tiên, phải thay đổi nhận thức, đặc biệt trong cộng đồng doanh nghiệp khối ngành sản xuất. Thay đổi nhận thức được thì quá trình triển khai mới hiệu quả như kỳ vọng. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức với doanh nhân, doanh nghiệp.
Sáng nay (24/8), tại TP.HCM, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) phối hợp với doanh nghiệp ManpowerGroup Việt Nam (chuyên về tư vấn, tuyển dụng và cung ứng nhân lực) tổ chức hội thảo “Kỹ năng xanh vì tương lai bền vững”.
Tiết kiệm điện góp phần giải quyết khó khăn thiếu nguồn điện.-Cơ hội và thách thức với cộng đồng doanh nghiệp trong nỗ lực tăng trưởng xanh.-Bình Thuận - khó khăn tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP
Chủ trì Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chịu bất cứ sức ép nào.- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp đại biểu các tôn giáo, nhân sĩ, trí thức tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh.- Chiều nay, cho ý kiến vào Dự án Luật đấu giá tài sản (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị sửa đổi Luật theo hướng khắc phục triệt để những vi phạm trong đấu giá tài sản, đặc biệt là đấu giá trong lĩnh vực đất đai.- Các ngân hàng quốc tế hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm nay.>BR>- Nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu soạn thảo các quy định về sử dụng Internet nhằm “cai nghiện” smartphone cho thanh thiếu niên.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu, theo đó tăng trưởng ở hầu hết các nền kinh tế lớn sẽ chậm lại. Tuy nhiên có một điểm sáng: Ấn Độ, dự kiến tăng trưởng hơn 6% trong năm nay – cao hơn nhiều so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác. Đây không phải lần đầu tiên một định chế tài chính quốc tế có nhận định lạc quan về nền kinh tế của quốc gia Nam Á. Trước đó, Công ty phân tích tài chính S&P Global và Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley đã dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027. Những yếu tố nào là cơ sở cho những đánh giá như vậy? Ấn Độ đang đặt ra lộ trình như thế nào để sớm trở thành nền kinh tế thứ ba thế giới?
Đang phát
Live