53 tỉnh thành phố trên cả nước đang khẩn trương quyết liệt triển khai nghị quyết 37 của Bộ chính trị khóa 12 và Kết luận 48 của Bộ chính trị khóa 13 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Việc sắp xếp này không chỉ giúp tinh gọn bộ máy, mà còn tạo ra không gian phát triển mới tại các địa phương sau sáp nhập. Vấn đề đặt ra là cấp ủy, chính quyền từng địa phương chuẩn bị như thế nào để chủ động thực hiện và tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển này?
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đang được nhiều địa phương thực hiện theo Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Chính phủ, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở. Báo cáo tiến độ thực hiện vấn đề này với Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đang diễn ra, lãnh đạo Bộ Nội vụ cho biết: Dự kiến sau khi tiến hành sáp nhập những đơn vị cấp huyện và cấp xã thì số cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư khoảng 21.700 người. Vậy lực lượng dôi dư này sẽ được giải quyết như thế nào?
Theo kế hoạch, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 sẽ phải hoàn thành trong tháng 10 năm nay, trước khi các địa phương tiến hành Đại hội cấp cơ sở. Mục tiêu của sáp nhập là làm bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn và tiết kiệm. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, sau khi sáp nhập các huyện và xã trên cả nước, sẽ có hơn 46.000 công chức và cán bộ không chuyên trách dôi dư. Chế độ, chính sách cho những cán bộ này sẽ được giải quyết như thế nào?
Dư luận đang rất băn khoăn khi một số địa phương dự kiến tiến hành sáp nhập xã phường có cách đặt tên theo kiểu gán ghép cơ học từ tên hai, ba xã, phường cũ thành tên một xã phường mới. Theo phương án dự kiến, sau sáp nhập, sẽ có những cái tên rất lạ lẫm, thậm chí là hài hước. Đáng lo hơn là nhiều cái tên chẳng còn ăn nhập gì đến dấu ấn, truyền thống văn hóa, lịch sử của một vùng đất mà người dân nơi đây đã bao đời ghi nhớ và tự hào. Nhà báo Vân Thiêng có bình luận Đặt tên xã, phường sau sáp nhập, không đơn thuần là một cộng một bằng hai”.
Hội nghị COP28 - Những ưu tiên và kỳ vọng- Tăng cường các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng- Tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn cơ chế chính sách để thúc đẩy hồi phục thị trường mua bán – sáp nhập doanh nghiệp- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có tín hiệu phục hồi tích cực từ quý 2 năm nay- Những thông tin này và một số hoạt động đầu tư tài chính đáng chú ý khác
# Sau 3 năm thực hiện Đề án sắp xếp, sáp nhập các bản, tiểu khu, tổ dân phố, tỉnh Sơn La đã giảm từ hơn 3.300 bản xuống còn hơn 2.200 bản. Việc triển khai sắp xếp, sáp nhập là việc lớn, thâm chí là việc rất khó, gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, song chủ trương sắp xếp, sáp nhập bản đã nhận được sự đồng thuận của đại đa số người dân và cả hệ thống chính trị. Vậy đâu là những mấu chốt để Sơn La có được kết quả này? Và giải pháp để nâng cao hiệu quả việc sắp xếp, sáp nhập bản và việc liên quan sau sắp xếp, sáp nhập trong giai đoạn tới là gì?.
- Làm thế nào để không lãng phí tài sản công sau khi sáp nhập đơn vị hành chính/ - Agribank Bắc Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số mang lại tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.
Từ năm 2018 đến nay, nhiều địa phương ở Sơn La đã tập trung tuyên truyền để người dân các bản thuộc diện sáp nhập hiểu rõ mục đích, ý nghĩa đồng thuận sáp nhập bản. Tuy nhiên sau khi sắp xếp cũng đặt ra nhiều vấn đề như: thiết chế cơ sở vật chất văn hóa chưa đảm bảo, giao thông đi lại khó khăn khiến cho việc tham gia các công việc chung của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Giai đoạn 2023-2025 có 33 huyện và hơn 1.300 xã thuộc diện "bắt buộc sắp xếp", chưa tính số đơn vị hành chính thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là yêu cầu cần thiết, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính. Tuy vậy, hiệu quả của việc sắp xếp không chỉ đơn thuần là cắt giảm được bao nhiêu đơn vị hành chính, tinh giản được bao nhiêu biên chế mà điều quan trọng nhất là hiệu quả thực chất của bộ máy chính quyền, chất lượng các dịch vụ công mà người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng.
Quận Hoàn Kiếm và 176 xã, phường của thành phố Hà Nội sẽ thuộc diện phải sáp nhập trong giai đoạn 2023-2025 nếu rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo Nghị quyết 35 của Quốc hội. Thông tin này nhận được nhiều ý kiến khác nhau trong những ngày qua. Việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã là việc khó, không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà còn tác động đến vấn đề cán bộ, tổ chức hoạt động của bộ máy và thậm chí là quyền lợi của người dân. Vì thế, mới đây, tại hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn tới phải gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tạo ra không gian phát triển mới, tư duy mới, tầm nhìn mới. Để thực hiện được yêu cầu đó, chắc chắn, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã không thể là phép cộng cơ học của những tiêu chí về diện tích, dân số. Vậy các tiêu chí nào cần được tính toán để việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đảm bảo bài bản, khoa học, hiệu quả?.Ông Ngô Sách Thực, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live