Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, nhiều địa phương tại Quảng Bình không chỉ có tên mới mà còn có thêm dư địa, tăng tính cố kết cộng đồng, bảo đảm tập trung nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển. Sau khi sáp nhập, chế độ chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư sẽ tăng gấp đôi so với sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021.
Sắp xếp lại, tinh gọn đơn vị hành chính là chủ trương đúng đắn, phù hợp thực tiễn. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản công dôi dư đang là vấn đề khiến nhiều địa phương đau đầu. Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nếu không có phương án xử lý sớm thì hàng trăm, hàng nghìn công sở bị bỏ không, xuống cấp, đồng nghĩa với việc gây lãng phí lớn nguồn ngân sách. Đồng thời đề xuất, cần có giải pháp căn cơ để giải quyết thực trạng này cũng như quy trách nhiệm của chủ sở hữu tài sản công….
Hơn 2 nghìn tỷ đồng tiết kiệm cho ngân sách nhà nước là con số được thống kê sau khi thực hiện việc sắp xếp 1077 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2019-2021. Sau sắp xếp, không chỉ góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, mà hơn thế nữa, còn mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã với quy mô lớn, nên trong quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, khi vẫn còn gần 1.500 cán bộ, công chức cấp huyện, xã dôi dư. Trong khi câu hỏi “Ai đi, Ai ở”, chất lượng cán bộ, công chức vẫn khiến các địa phương đau đầu thì ngày 12/7/2023, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành Nghị quyết số 35 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030. Đây được ví như một cuộc đại sắp xếp mới, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với số lượng cán bộ, công chức dôi dư gấp nhiều lần so với giai đoạn trước. Vậy, các địa phương phải làm gì để giải bài toán dôi dư “lớp trước, chồng lớp sau”, để bộ máy sau khi sáp nhập thực sự tinh, gọn, hiệu quả? Nhóm phóng viên Lê Hằng, Lê Tuyết, Thu Thảo, Vân Hồng, Lại Hoa thực hiện loạt bài: TINH CÁN BỘ, GỌN BỘ MÁY. Bài 1 có nhan đề: AI ĐI, AI Ở: VẪN LÀ CHUYỆN ĐAU ĐẦU.
Bộ Nội vụ đã tiếp nhận 43 hồ sơ của 43 tỉnh trong số hơn 50 tỉnh thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; đã hoàn thiện thẩm định được 32 bộ hồ sơ, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 3 bộ và đang báo cáo Chính phủ 3 bộ hồ sơ và còn 10 địa phương chưa gửi hồ sơ để thẩm định. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tiến độ thực hiện sáp nhập khó có thể hoàn thành trước tháng 10 năm nay.
- Nho Quan (Ninh Bình): Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đúng lộ trình, tạo đồng thuận trong cán bộ, nhân dân. - Thành phố Hải Phòng: Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính sẽ dôi dư 1.147 người.
Thanh Hóa là địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Địa phương này đã hoàn thành việc sáp nhập 143 xã thành 67 xã (giảm 76 xã). Thanh Hoá đã làm gì để tạo được sự đồng thuân trong nhân dân, cán bộ, đảng viên, và hơn cả là mang lại hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy hành chính sau sáp nhập.
- Sáp nhập phường ở Cần Thơ: Tinh gọn bộ máy, tăng nguồn lực về đất đai. - Sắp xếp cán bộ dôi dư trong sáp nhập đơn vị hành chính: Cần chủ động, quyết liệt và khách quan.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Nội vụ đã phối hợp các bộ, ngành tiến hành khảo sát, xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Mục tiêu phấn đấu, đến tháng 9 năm nay sẽ sắp xếp 140 đơn vị hành chính. Việc sáp nhập này sẽ góp phần giúp bộ máy hành chính tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Vấn đề là cấp ủy, chính quyền từng địa phương chủ động thực hiện và tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển này ra sao?
Nối tiếp thêm kỳ tích của ngành điện Việt Nam trên Công trình Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.- Cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt đối với Pháp và cả châu Âu.- Sáp nhập phường ở Cần Thơ: tinh gọn bộ máy và tăng nguồn lực về đất đai.
Năm 2020, tỉnh Quảng Ngãi sáp nhập huyện Tây Trà vào huyện Trà Bồng thành huyện mới Trà Bồng, đồng thời sáp nhập 6 xã trên địa bàn huyện thành 3 xã mới. Sau 4 năm sáp nhập, bộ máy của các cơ quan cấp huyện, xã hoạt động ổn định. Cấp ủy, chính quyền huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi có nhiều chính sách hỗ trợ khi giải quyết cán bộ dôi dư sau khi sáp nhập.
Đang phát
Live