Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Nhờ đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, hàng ngàn hộ dân ở miền núi tỉnh Quảng Nam đã có cuộc sống sung túc hơn, nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Nam chủ động đón làn sóng đầu tư mới. Xây dựng môi trường thuận lợi, đón các nhà đầu tư bằng tấm lòng rộng mở, đồng hành với doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn là những yếu tố quan trọng mà tỉnh Quảng Nam đang thực hiện để định hình chiến lược phát triển có trách nhiệm gắn lợi ích doanh nghiệp với sự phát triển của địa phương.
Nhiều mô hình sáng tạo hưởng ứng cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” ở tỉnh Quảng Nam đã tạo sự lan toả, góp phần thay đổi suy nghĩ, hành động của hội viên phụ nữ về cảnh quan xây dựng môi trường sống, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng để mở rộng kinh doanh, phát triển sản xuất, chăn nuôi trồng trọt mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Theo đó, cuộc sống của bà con ngày càng được nâng cao.
Từ cuối tháng 2 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Quảng Nam bùng phát trở lại, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
3 tháng đầu năm 2024, mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam đứng thứ 61 trong số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; 620 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động cùng hàng chục doanh nghiệp giải thể và chờ làm thủ tục giải thể. Đó là thông tin được đưa ra tại buổi Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024 và triển khai nghiệm vụ trọng tâm quý II/2024 do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức sáng 2/4.
Nước mặn liên tục xâm nhập vào bể hút Trạm bơm điện 19/5 trên sông Thu Bồn, ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nhiều diện tích lúa vụ đông xuân của địa phương này có nguy cơ thiếu nước tưới.
Ngày đầu tái lập tỉnh (năm 1997), Quảng Nam là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, 60% ngân sách hằng năm phụ thuộc từ nguồn trợ giúp của Trung ương. Từ một tỉnh thuần nông, chưa có một nhà máy công nghiệp quy mô lớn nào, Quảng Nam đã tập trung cơ cấu lại nền kinh tế. Sự ra đời của Khu kinh tế mở Chu Lai – khu kinh tế mở đầu tiên của cả nước, nòng cốt là Khu công nghiệp cơ khí ôtô Chu Lai- Trường Hải là bước ngoặc đưa kinh tế Quảng Nam cất cánh.
Gần 7 héc ta rừng ngập mặn tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam bị suy kiệt và chết dần trong một thời gian dài nhưng không được quan tâm phục hồi. Cả khu rừng ngập mặn lớn chết khô khiến ngôi làng ven biển mất đi “tấm lá chắn” mỗi khi mùa mưa bão đến, lượng cá tôm ở khu vực này cũng giảm đáng kể ảnh hưởng đến sinh kế của người dân nơi đây.
Ngày 16/3 tới đây, sẽ diễn ra Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên vào năm 2030. Tuy nhiên, sẽ không dễ dàng hiện thực hoá mục tiêu này khi tình hình kinh tế của tỉnh đang đối mặt với nhiều khó khăn. Hai tháng đầu năm nay, gần 600 doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Nam phải tạm ngừng hoạt động, trong khi số doanh nghiệp thành lập mới chỉ chỉ bằng khoảng ¼ con số này. Ngay từ đầu năm tỉnh Quảng Nam đã tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Đang phát
Live