Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tây Giang và Công an huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong vụ phá rừng để làm đường dây điện 110KV. Chủ đầu tư Dự án thủy điện Tr'Hy, tại huyện Tây Giang cam kết sẽ sớm trồng lại phần diện tích rừng bị xâm hại để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Tây Giang khẳng định: “Không có chuyện khắc phục hậu quả là xong, doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi ngang nhiên phá rừng”.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Thu Bồn và sông Quảng Huế. Ngân sách Trung ương phân bổ 125 tỷ đồng để thực hiện 2 dự án này.
Vụ phá rừng phòng hộ tại 2 huyện miền núi cao Tây Giang và Đông Giang, tỉnh Quảng Nam để thi công trụ móng, đường dây điện 110 KV trên đất rừng khi chưa được cấp phép là vụ phá rừng lớn nhất ở tỉnh Quảng Nam trong vài năm gần đây. Hạt Kiểm lâm huyện Tây Giang đã khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra. Dư luận chờ đợi cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm và xử lý những tổ chức, cá nhân liên quan vụ phá rừng này.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Trong đó, ưu tiên tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn đầu tư công được giao trong năm.
Các Đồn Biên phòng trên tuyến biên giới tỉnh Quảng Nam vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vừa phối hợp với chính quyền địa phương giúp đỡ đồng bào Cơ Tu vùng biên giới phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Dịp Tết Giáp Thìn năm 2024, các đồn biên phòng trên trên 2 tuyến biên giới, biển, đảo tỉnh Quảng Nam tổ chức nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người dân nghèo, hỗ trợ hàng ngàn phần quà, lương thực, thực phẩm, tổ chức chương trình "Xuân biên cương ấm lòng dân bản".
Mùa xuân này, nhiều hộ đồng bào Cơ Tu vùng cao biên giới Quảng Nam đã có nhà mới để đón Tết. Với họ, đây là cái Tết đặc biệt, bởi lần đầu tiên trong đời được ở ngôi nhà khang trang, sạch đẹp trong khu dân cư mới tập trung. Tình làng nghĩa xóm càng gắn bó hơn khi Tết đến Xuân về. Để có được những ngôi nhà mới cho bà con, tỉnh Quảng Nam đã huy động và lồng ghép linh hoạt hỗ trợ từ nhiều nguồn kinh phí. Trong đó, có nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, sự chung tay của các tổ chức, cá nhân hảo tâm; đặc biệt là Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh Quảng Nam về việc sắp xếp, ổn định dân cư các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025. Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng hàng ngàn nhà ở giúp bà con nghèo vùng biên giới có chỗ ở ổn định.
Chứng chỉ hành nghề giáo viên có thực sự cần thiết?- Koh Mak và bản Hiến chương “Du lịch bền vững”- Quảng Nam: Ấm lòng dân bản biên giới
Những ngày này, các địa phương tỉnh Quảng Nam, các đoàn thiện nguyện đã đến các làng quê thăm, tặng quà Tết giúp đồng bào nghèo, gia đình hoàn cảnh khó khăn. Đây là việc làm ý nghĩa giúp họ đón Tết vui tươi, ổn định cuộc sống. Tỉnh Quảng Nam đang huy động các nguồn lực cùng sự chung tay của cộng đồng để tất cả các hộ gia đình khó khăn đón Tết Nguyên đán đầm ấm với phương châm “Người nghèo nào cũng được đón Tết".
Tỉnh Quảng Nam tổ chức nhiều hoạt động chăm lo Tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội. Tết này, nhiều hộ nghèo được đón Tết trong ngôi nhà mới. Những món quà này thể hiện tình cảm và tấm lòng đối với người dân khó khăn, trong đó ưu tiên là đồng bào dân tộc thiểu số.
Đang phát
Live