Tỉnh Quảng Nam đang thiếu 2.387 giáo viên, chủ yếu tại các huyện miền núi, gây khó khăn cho việc triển khai kế hoạch năm học mới 2024 -2025. Tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn nhân lực tại chỗ, ban hành chính sách thu hút, tuyển dụng giáo viên lên vùng cao dạy học.
Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các Hội đoàn thể tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh; Nổi bật là đưa vốn ưu đãi về vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó góp phần đưa vốn dòng vốn Agribank vào phục vụ phát triển "tam nông" thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.
5 năm qua, tỉnh Quảng Nam đã vận động hỗ trợ xây mới và sửa chữa 8.482 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở. Trong đó, Quảng Nam đặc biệt ưu tiên xây dựng nhà Đại đoàn kết cho đồng bào khó khăn ở 8 huyện miền núi.
Quảng Nam hiện thiếu hơn 1.000 viên chức ngành y tế, số y bác sỹ tại các bệnh viện công nghỉ việc ngày càng nhiều. Trong một thời gian dài, nhiều trang thiết bị, máy móc tại các cơ sở y tế tỉnh này không đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh dẫn đến nguồn thu sụt giảm, trong khi các bệnh viện phải thực hiện cơ chế tự chủ. Đó là những khó khăn mà các cơ sở y tế tại tỉnh Quảng Nam đang đối mặt.
Nhiều năm qua, tỉnh Quảng Nam luôn quan tâm hỗ trợ người dân xây dựng mô hình vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới. Tại tỉnh này hiện đã hình thành hơn 300 mô hình vườn mẫu, chủ yếu trồng các loại cây ăn quả, mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân.
Mấy tháng qua, dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Quảng Nam bùng phát trở lại. Hiện tại, vẫn còn 15 xã của 7 huyện dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày. Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đang phối hợp với các địa phương khẩn trương giám sát, đôn đốc, tổ chức thực hiện biện pháp phòng chống dịch, không để lây lan.
Những năm gần đây, nhiều người dân ở huyện miền núi cao Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã tự nguyện hiến đất ở, đất vườn, hỗ trợ công lao động làm đường, xây dựng các công trình trường học, nhà văn hoá thôn. Việc làm này góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương.
Xuất khẩu lao động đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thoát nghèo.
Doanh nghiệp dệt may, da giày hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững.- Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển.- Quảng Nam thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Tỉnh Quảng Nam có nhiều vùng chuyên canh của hợp tác xã kiểu mới thực hiện theo chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ sản phẩm. Việc liên kết góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từng bước giúp nông dân tăng mức thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác.
Đang phát
Live