Thực hiện dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, tỉnh Quảng Nam đã sơ tán hơn 4.400 hộ với hơn 18.000 nhân khẩu ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Ứng phó với bão số 6, tỉnh Quảng Nam chủ động rà soát lại các điểm nguy cơ sạt lở vùng miền núi, tính toán và lên phương án di dời người dân ở khu vực nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, ngập lụt… đến nơi an toàn.
Tỉnh Quảng Nam thường xuyên gặp mặt, đối thoại, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các già làng, người có uy tín. Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết về tình hình thời sự, vấn đề kinh tế-xã hội và tạo điều kiện cho già làng đi tham quan, học tập kinh nghiệm từ thực tiễn. Từ đó giúp đội ngũ già làng, người có uy tín phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình tại cơ sở.
Thời gian qua, Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Nam đã có nhiều mô hình hay, cách làm tốt ngăn chặn nạn bất bình đẳng giới và xâm hại trẻ em, nhất là trẻ em gái. Ghi nhận của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại Quảng Nam
Thời gian qua, ngành y tế tỉnh Quảng Nam nỗ lực chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em. Đây cũng là nội dung thuộc Dự án 7, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn năm 2021 - 2025. Những kết quả bước đầu cho thấy, thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, nhất là tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện đáng kể.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII xác định, đến năm 2025, Quảng Nam phải đạt độ che phủ rừng 61%. Các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn toàn tỉnh nỗ lực triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 về “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân". Đây là Tiểu dự án thuộc Dự án 3 “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”.
Qua 3 năm triển khai Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Quảng Nam đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, xỏa bỏ định kiến mà còn thúc đẩy việc chăm lo đời sống, giải quyết có hiệu quả một số vấn đề của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam.
Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 về “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” đặt mục tiêu “Góp phần đạt 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành”. Thực hiện chương trình này, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã tích cực đầu tư các hạng mục công trình nước sạch nông thôn, tăng tỷ lệ người dân có nước sạch sinh hoạt.
Làm gì để ngăn chặn tình trạng “cò đất” đấu giá cao rồi bỏ cọc? - Nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập toàn cầu - Quảng Nam: Chậm triển khai các quy hoạch, nhiều dự án dở dang.
Đang phát
Live