Quản lý giá hiệu quả, lạm phát trong tầm kiểm soát.- Kết nối và phát triển chuỗi cung ứng trong ngành điện tử.- Giải pháp nào để khơi thông dòng chảy hàng hóa qua cụm cảng Cái Mép - Thị Vải?
VOV - Luật đất đai 2024 đi vào cuộc sống, giải quyết những tồn đọng về đất đai - Phỏng vấn: PGS.TS Trần Trọng Phương, Trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam về thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Quản lý đất đai - Đề án 1 triệu ha lúa khắc phục tình trạng canh tác manh mún, nhỏ lẻ - Niềm vui trên làng quê nông thôn mới kiểu mẫu Bắc Giang.
VOV - Quản lý đất đai giúp quy hoạch và sử dụng đất hiệu quả, hỗ trợ sự phát triển đô thị, công nghiệp và vùng nông thôn. Bất động sản thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo ra các cơ hội đầu tư, trong khi quản lý tài nguyên và môi trường đảm bảo rằng sự phát triển không gây hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Những ngành này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững mà còn giúp tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực quốc gia. Học ngành Quản lý đất đai, sinh viên đang nhận được chính sách ưu tiên gì về học bổng? - Khách mời: Phó Giáo sư, Tiến sĩ - Trần Trọng Phương, Trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trong bối cảnh Internet và mạng xã hội phát triển như vũ bão hiện nay, việc quản lý phim phổ biến trên không gian mạng luôn là vấn đề nan giải. Bên cạnh tình trạng vi phạm bản quyền, phim Việt bị sao chép, cắt xén, review trên mạng, thì việc kiểm soát, phân loại các bộ phim cũng rất khó khăn, nhất là phim ảnh nước ngoài có nội dung xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Khó nhưng cương quyết không buông lỏng, các cơ quan chức năng đang tích cực phối hợp và đưa ra những giải pháp quyết liệt trong việc siết chặt quản lý phim trên không gian mạng hiện nay.
Ngành Hải quan tập trung các giải pháp quản lý soát rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu, chống thất thu ngân sách Triển vọng thu hút vốn FDI của Việt Nam 6 tháng đầu năm-giữ nhịp độ tích cực.
Ngày 07/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 62, quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Hiện nay, ngành thống kê đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai Nghị định. Việc đổi mới trong lĩnh vực thống kê sẽ phục vụ tốt hơn công tác quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đình Khuyến, Vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê, thuộc Tổng Cục Thống kê về vấn đề này.
Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) bổ sung quy định không thu thuế giá trị gia tăng đối với một số loại hàng hoá nhập khẩu. Điều 5 dự thảo nêu rõ, các đối tượng không chịu thuế, trong đó có quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển, hàng biên mậu trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đều băn khoăn với đề xuất miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá nhập khẩu có giá trị nhỏ. Chương trình Dòng chảy Kinh tế dành phần lớn thời lượng cho chuyên đề thuế với nội dung: Cần triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế qua thương mại điện tử đối với hàng hóa có giá trị nhỏ. Phần cuối chương trình thông tin giải pháp thúc đẩy xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2024.
Hôm nay (03/07), tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước tổ chức Hội thảo với chủ đề “Kiểm toán nhà nước - 30 năm xây dựng và phát triển”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đến dự và phát biểu tại Hội thảo. 30 năm qua, Kiểm toán nhà nước luôn vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững giá trị cốt lõi của mình và khẳng định vị thế, vai trò vì một nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 4286 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng. Văn bản nêu rõ: các bộ, ngành, cơ quan chức năng tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng.
Hiện nay, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở nước ta được thực hiện theo Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Tại các văn bản này, đã phân công rõ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm cho 3 Bộ, ngành quản lý trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm; đồng thời, phân cấp mạnh mẽ giữa Trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Thời gian tới, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan sẽ xây dựng một bộ máy cơ quan tập trung một đầu mối để thống nhất quản lý an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương, khắc phục những "khoảng trống" hiện nay. Phóng viên Đài TNVN phản ánh:
Đang phát
Live