Tiếp tục triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, kiểm tra việc duy trì bán hàng và thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu dịp cuối năm, Tổng cục QLTT đã lập Kế hoạch cao điểm tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường xăng dầu.
Sau cơn bão số 3, lực lượng QLTT trên cả nước đã đồng loạt ra quân triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường quản lý địa bàn, nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ, găm hàng nhằm trục lợi bất chính. Tổng cục QLTT cũng tiếp tục chỉ đạo các Cục QLTT, bên cạnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường hàng hoá, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm sau bão, lũ, đồng thời các Đội QLTT phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương, ngăn chặn hàng hoá không đảm bảo chất lượng, hàng hết hạn sử dụng được trà trộn mang đi hỗ trợ người dân tại vùng bị thiệt hại do bão, lũ.
Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm nêu lên những vấn đề cấp bách cần đổi mới trong phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Trong đó, cần tiếp tục đổi mới để làm rõ ranh giới giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước.
Theo Tổng cục Thuế, từ ngày 01/07/2022, việc triển khai áp dụng hoá đơn điện tử trên toàn quốc là một bước thay đổi quan trọng trong công tác quản lý thuế, đã tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp và người dân, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, từ đó doanh nghiệp quản trị hiệu quả hơn, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Vậy, công tác quản lý rủi ro về hóa đơn và hướng dẫn tra cứu hóa đơn đầu vào để phòng ngừa rủi ro” như thế nào cho hiệu quả trong tình hình mới? Bà Ngô Thị Thùy Linh, Phó trưởng Ban Quản lý rủi ro, Tổng cục Thuế giải đáp những vấn đề này.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các website, mạng xã hội để buôn bán, hoạt động kinh doanh nở rộ với nhiều hình thức. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại và cần có sự kiểm soát quyết liệt của cơ quan chức năng
Tỉnh Quảng Nam hiện có 1.169 tàu cá “3 không”, tức là không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác hải sản. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Chi cục Thủy sản Quảng Nam đang khẩn trương hỗ trợ các địa phương đăng ký, cấp phép cho các tàu cá “3 không”, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/8/2024. Tuy nhiên, thủ tục cùng quy trình đăng ký còn nhiều vướng mắc khiến chủ các tàu cá gặp nhiều lúng túng.
Trong 8 tháng năm 2024, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra trên 50.000 vụ việc, phát hiện và xử lý trên 35.500 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý là 674 tỉ đồng. Tình trạng này diễn biến phức tạp từ cửa khẩu biên giới đến hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường thương mại điện tử.
Công tác quản lý khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như đất san lấp, cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn bất cập. Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác đã thao túng thị trường, đẩy giá liên tục tăng. Công tác quản lý lỏng lẻo, thậm chí có tình trạng cán bộ “bảo kê”, “chống lưng” cho hoạt động khai thác khoáng sản, dẫn đến việc khai thác vượt trữ lượng được cấp phép, gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Lợi dụng công trình thủy điện thi công ở vùng sâu, vùng xa và sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng địa phương, các nhà thầu ở Lai Châu đã vi phạm các quy định của Nhà nước trong thi công, đảm bảo an toàn lao động. Liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt mạng nhiều người, khiến nhiều người bị khởi tố là bài học, là hồi chuông cảnh báo đối với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương trong công tác quản lý khi trên địa bàn còn nhiều công trình thủy điện đã và đang xây dựng.
Ngành học về Kinh tế và Quản lý là lĩnh vực đào tạo nhân lực quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại. Chương trình đào tạo của ngành này không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức vững chắc về các nguyên lý kinh tế, quản lý tài chính, và quản trị kinh doanh, mà còn rèn luyện các kỹ năng thực tiễn như tư duy chiến lược, quản lý nguồn lực và khả năng ra quyết định. Vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì nhân lực ngành Kinh tế và Quản lý đóng vai trò then chốt như thế nào? - Khách mời: PGS Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Đang phát
Live