- Các tỉnh Tây Bắc tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.- Nhãn Hưng Yên 2020, được mùa nhưng không được giá.- Quảng Ninh chú trọng phát triển du lịch cộng đồng để xây dựng nông thôn mới.
Trước tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở khu vực ven biển tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang lan nhanh với mức độ ngày càng khốc liệt. Với tình trạng biến đổi khí hậu, sóng to, gió lớn và nước biển ngày càng lấn sâu vào đất liền, việc phát triển diện tích rừng ngập mặn phòng hộ ven biển được xem là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phát triển và gìn giữ “tấm lá chắn” này, không phải là chuyện dễ khi diện tích rừng ngập mặn ven biển tại ĐBSCL hiện đang đối mặt với nhiều thách thức:
Khách mời: Bà Trịnh Thị Thanh Thủy – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương; Ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.
Hiện Việt Nam có hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây là lực lượng được kỳ vọng sẽ mang đến sức bật cho nền kinh tế trong tương lai. Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ tới hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp thậm chí đã phải đóng cửa- tuyên bố phá sản… thì các startup Việt vẫn có sự phát triển, dù cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến toàn ngành Du lịch Việt Nam khiến lượng khách quốc tế giảm, nhiều cơ sở lưu trú phải đóng cửa, doanh thu ngành du lịch sụt giảm. Từ một ngành trọng điểm của nền kinh tế quốc gia và có thể nói là “khát nhân lực” nhất thời điểm trước dịch thì nay cũng trở nên khá lao đao, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chắc hẳn những nhân sự đang làm việc trong ngành, những bạn trẻ đang học tập hay yêu thích ngành học này sẽ thắc mắc liệu tương lai phát triển thị trường Du lịch - Khách sạn Việt Nam sẽ ra sao? Mất bao lâu để khôi phục sau dịch và đây có còn là ngành triển vọng để các bạn theo đuổi? Trả lời cho câu hỏi này, khách mời là ông Vũ Tất Đạt - Tổng giám đốc Học viện Quốc tế CHM - học viện đào tạo ngành Quản trị Khách sạn và Nghệ thuật Ẩm thực theo chương trình chuẩn Quốc tế.
Trong bối cảnh mô hình “kinh tế nâu” đang hủy hoại môi trường, làm suy thoái tài nguyên, các nước phát triển đã chuyển dần sang “kinh tế xanh”. Xanh hóa sự phát triển được xác định là cách thức, phương thức để thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Thái Nguyên: 4 năm không làm được 2km đường do vướng mặt bằng.- Tăng cường công tác giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế.
- Kinh nghiệm tiêu thụ nông sản thời Covid-19.- Ứng phó với sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển: Cần giải pháp thông minh.- Những giải pháp bền vững để phát triển ngành chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập.
“Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”- Đó là tâm sự của anh Lê Việt Cường – Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông (Hà Nội) về hành trình dệt lên ước mơ cùng Vụn Art. Đến Trung tâm bảo tồn – phát triển lụa Vạn Phúc nằm trong làng nghề Vạn Phúc (Hà Nội), không ít người bị thu hút bởi một “căn phòng” nhỏ, tường bằng kính làm nổi bật những bức tranh dân gian bằng vải sinh động, đầy màu sắc được treo ngay ngắn. Không gian rộng mười mấy mét vuông đó là nơi những người khuyết tật ngày ngày sáng tạo, tỉ mỉ cắt, dán, ghép lụa vụn tạo thành những sản phẩm độc đáo của Hợp tác xã Vụn Art – ngôi nhà chung của những mảnh đời không lành lặn. Cùng trò chuyện với anh Lê Việt Cường về sự vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng người khuyết tật trong phát triển kinh tế- xã hội.
- Hàng loạt ngân hàng “ngấm đòn” nợ xấu.- Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Doanh nghiệp trong lĩnh vực nhiệt- lạnh chuyển mình, tiếp cận chuẩn châu Âu.- Phỏng vấn ông Phan Văn Hòa - Giám đốc Công ty TNHH Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa: Khát vọng nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam.
Đang phát
Live