- Phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế xã hội, nhiều đại biểu đề nghị cần có chiến lược phát triển rừng dài hạn và chiến lược phát triển kinh tế đối với vùng chịu nhiều tác động của thiên tai trong tổng quan phát triển kinh tế- xã hội.- Quốc hội đã tiến hành bãi nhiệm chức danh đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc.- Các tỉnh miền Trung nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ và tìm kiếm người mất tích, đồng thời chuẩn bị ứng phó bão số 10 – cơn bão được dự đoán rất nguy hiểm cả trên biển lẫn đất liền.- Nước ta sẽ thử nghiệm Vắc-xin phòng chống bệnh Covid-19 trên người trong tháng 11 này.- Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu. 2 ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden chia nhau chiến thắng ở hai điểm bỏ phiếu đầu tiên.- Một bé gái 4 tuổi sống sót kỳ diệu sau 91 giờ trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến ít nhất 102 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.
Từ ngày 1/11, Nghị định số 105 của Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non sẽ chính thức thức có hiệu lực, trong đó có nhiều chính sách cho con em công nhân và các trường mầm non trong khu công nghiệp (KCN). Cụ thể, theo Nghị định, từ ngày 1/11, trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục là con công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động sẽ được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Ngoài ra, các trường, nhóm lớp mầm non dân lập, tư thục trên địa bàn có khu công nghiệp nếu có tối thiểu 30% trẻ là con công nhân, người lao động làm việc tại đó, cũng được hỗ trợ mức tối thiểu 20 triệu đồng để mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học phục vụ trực tiếp cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; cùng rất nhiều chính sách liên quan đến giáo dục mầm non khác. Những chính sách trong Nghị định 105 là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục mầm non trong các khu công nghiệp, hỗ trợ nhiều hơn cho công nhân, người lao động – những người đang trực tiếp tạo ra của cải vật chất, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để hiểu thêm về chính sách này cũng như thực trạng xây dựng phát triển các trường mầm non trong các khu công nghiệp hiện nay ra sao, vai trò trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo cho công nhân, con em công nhân về nhà ở, nhà trẻ như thế nào? Chúng tôi trao đổi trực tiếp với khách mời là bà: Trịnh Thanh Hằng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Từ ngày 26-29/10, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 5 khóa XIX diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh với sự tham dự của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và gần 400 Ủy viên Trung ương, Ủy viên Trung ương dự khuyết Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19. Trọng tâm của kỳ hội nghị lần này gồm nhiều vấn đề về quy hoạch và phát triển đất nước, trong bối cảnh Trung Quốc đang đối diện nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước như dịch Covid-19 hay cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đáng chú ý nhất là lần đầu tiên trong 25 năm qua, giới chức Trung Quốc đã cùng bàn thảo xem xét kế hoạch và mục tiêu cho 15 năm tới - đến năm 2035. Chúng tôi trao đổi với phóng viên Bích Thuận – Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc.
- Việt Nam-Indonesia: 75 năm Quốc khánh, 65 năm quan hệ ngoại giao. - Ngân hàng Phát triển châu Á nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số trong hồi phục sau đại dịch khu vực Đông Nam Á.
- 45 năm "Hành trình giữ biển" của Vùng 1,3,4,5 Hải quân - Quảng Ngãi hiện thực hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế biển đảo - Đẩy nhanh việc lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá.
Khuyến khích hoạt động khởi nghiệp sáng tạo có thể được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới, tuy nhiên, khả năng hiện thực thành công các ý tưởng sáng tạo lại chưa cao. Khách mời là Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu, Chủ tịch HĐQT tổ hợp Gốm Đất Việt gồm 3 công ty, sẽ trao đổi những kinh nghiệm duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian qua và gợi mở một số giải pháp đề xuất nhằm phát huy tinh thần khởi nghiệp thành công…
Việt Nam sở hữu chiều dài đường bờ biển hơn 3.200 km, có nhiều bãi biển nổi tiếng và hơn 3000 hòn đảo ven bờ cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cùng các thế mạnh về điều kiện khí hậu, văn hóa các vùng miền, nước ta có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển - ngành công nghiệp không khói - đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay.
Văn hóa không chỉ là nền tảng của đời sống tinh thần mà là còn là động lực phát triển của đất nước, nằm ngay bên trong của sự phát triển, tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị. Quay trở lại với bối cảnh dịch bệnh vừa qua trên thế giới và Việt Nam, đã có nhiều thói quen tích cực được hình thành, có những nét văn hóa quý giá của đất nước được phát huy, cho thấy bước đầu người dân đã thích ứng để sống chung với dịch. Đã có nhiều quan điểm đặt ra vấn đề đây là thời điểm tốt để xây dựng một văn hóa thích ứng trước các cú sốc lớn cấp độ quốc gia và toàn cầu như COVID-19. Đồng hành trong phần ba của chương trình với chủ đề Xây dựng “tâm thế thích ứng” để phát triển đất nước, xin trân trọng giới thiệu bà Vũ Thị Minh Hạnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế.
- 7 dự án ngành công thương nợ quá hạn hơn 4.300 tỷ đồng tại Ngân hàng phát triển VN (VDB).- Cơ hội từ Viettel thoái vốn.- SCIC thoái vốn cả lô cổ phiếu tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
- Ứng phó mưa lũ ở các tỉnh miền Trung. - Xây dựng NTM Bắc Giang: Ý Đảng hợp lòng dân. - Kiểm soát chặt tàu cá ra vào cảng để gỡ thẻ vàng IUU. - Ứng dụng khoa học - công nghệ trong khai thác thủy sản. - Đa dạng hóa mặt hàng lâm sản – hướng tới phát triển ngành lâm nghiệp bền vững.
Đang phát
Live