- Cải cách thủ tục hành chính: Giải pháp xúc tiến đầu tư cho Thủ đô.- Chậm "điện tử hóa", gây khó cho doanh nghiệp: 3 bộ, ngành bị nêu tên.- Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh – động lực thúc đẩy “cỗ xe tam mã”.
- Sạt lở, mối nguy mùa mưa bão ở đồng bằng sông Cửu Long.- Mô hình phát triển kinh tế để thoát nghèo ở Quảng Ngãi.
- Giải pháp nào để phát triển kinh tế những tháng cuối năm?- Diễn tập an toàn thông tin - Giải pháp nâng cao nhận thức về an toàn thông tin.- Đề cao trách nhiệm để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 an toàn và chất lượng.- Những ca khúc Việt cổ vũ tinh thần chống dịch.
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid- 19 đã khiến tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, riêng lĩnh vực tiêu dùng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm nay giảm 0,8% so với cùng kì ngoái. Tuy vậy, thị trường nội địa với quy mô dân số gần 100 triệu dân, được xem là 'mảnh đất' tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác vượt qua khó khăn sau đại dịch. Khách mời là Giáo sư Hoàng Đức Thân, nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
Việt Nam đang tranh thủ, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại thế hệ mới như thế nào để đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số? Và trong tương quan khu vực, Việt Nam nói riêng, các quốc gia thành viên nên chủ động phối - kết hợp ra sao nhằm thúc đẩy số hóa kinh tế nội khối nhanh hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, ảnh hưởng không nhỏ tới Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng như Việt Nam. Đây cũng là nội dung phần 2 của loạt bài viết này, với nhan đề “Phát triển kinh tế số và thương mại điện tử trong ASEAN”
Theo quyết định 490 của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/5/2018, Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP triển khai hơn 2 năm qua đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Tuy vậy, nhiều sản phẩm OCOP dù có chất lượng nhưng vẫn chưa được tiêu thụ rộng rãi trong nước, chưa nhận được nhiều sự quan tâm của du khách quốc tế. Vậy giải pháp nào phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP? Đây là nội dung được bàn luận với khách mời là ông Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Lưu Đức Khải, Phó Trưởng Ban Các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Với mong muốn sớm đưa diện tích rừng ở địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, vào mạng lưới quy hoạch bảo tồn thiên nhiên đa dạng quốc gia, ngày 24/7, tại thành phố Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum phối hợp với tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã quốc tế (FFI), Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với phát triển sinh kế bền vững” nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo tồn tại rừng Kon Plông một cách hiệu quả, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển sinh kế ở địa phương. Tham dự Hội thảo có 90 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân huyện Kon Plông. PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên phản ánh.
Liên quan đến diễn biến của dịch bệnh Covid-19, theo trang Worldometters, tính đến chiều 21/7 đã có hơn 14 triệu 870 nghìn người nhiễm bệnh và hơn 613 nghìn người đã tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu. Trong bối cảnh này, cuộc chạy đua với thời gian nhằm phát triển vắc-xin phòng Covid-19 đang bước vào giai đoạn nước rút, với nhiều bước tiến khả quan được công bố. Đây được xem là một trong những chìa khóa giúp thế giới trở lại với cuộc sống bình thường, cũng như đối mặt với nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ 2.
Cho tới thời điểm này, gần 100% tổ chức cơ sở đảng của Quảng Trị đã tiến hành xong đại hội cơ sở. Để chuẩn bị tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đang tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo (lần thứ 4) Báo cáo chính trị với mục đích tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao, thể hiện được trí tuệ, tầm nhìn phát triển của đảng bộ tỉnh trong thời gian tới. PV Đài TNVN có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị về nội dung này:
Hiện nay, phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề cấp thiết vì nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực chính của phát triển kinh tế - xã hội. Nắm được quy luật này, Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
Đang phát
Live