Nâng cao năng suất lao động chính là nâng cao sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Nội dung này đã được nêu trong Nghị quyết 24 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết 05 của Hội nghị trung ương 4 khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhìn lại 5 năm qua với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Quy mô, tiềm lực nền kinh tế được tăng cường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thu nhập, đời sống người dân được nâng lên. Đáng chú ý là tốc độ tăng năng suất lao động nước ta đã cao hơn các nước ASEAN-6, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong đó, nâng cao tay nghề, cải thiện năng suất lao động chính là yếu tố quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế đưa đất nước phát triển bền vững. Chuyên mục Vì một Việt nam hùng cường” hôm nay phóng viên Bích Ngọc đề cập vấn đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
- Ngân hàng Phát triển châu Á hỗ trợ doanh nghiệp Việt do phụ nữ làm chủ.- Sàn UPCoM đón nhận mã cổ phiếu ngân hàng mới.- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Trong dự thảo phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025 và Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 đều nhấn mạnh nội dung tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam. Nếu như thể chế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực tiếp tục là ba khâu đột phá được xác định, thì khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang tính bao trùm trong mọi lĩnh vực, được xác định sẽ tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho đất nước ta thời gian tới. Chắc chắn đây là chủ trương đúng đắn, bởi không chỉ nước ta mà các nước trên thế giới đều đang hướng đến. Nhưng, câu hỏi lớn lại là- làm sao để đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Xuất khẩu, xuất siêu và những vấn đề cần lưu ý trong năm 2021 - Ngành công nghiệp vượt khó giúp Quảng Ninh giữ vững đà tăng trưởng- Sôi động thị trường Noel 2020.
- Lần đầu tiên nước ta lọt vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức cao trên thế giới.- Dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm nay của nước ta đạt 267 tỷ đôla. Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, xuất khẩu đã trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế VN vững bước vào năm 2021.- Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đề nghị UBND tỉnh Gia Lai cân nhắc cẩn trọng khi quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng gần 200 ha rừng để Tập đoàn FLC làm dự án sân gôn tại huyện Đăk Đoa.- Nghệ An lo đối phó với dịch bệnh kép là cúm A/H5N1 và tả lợn châu Phi.- Các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung chống rét cho người, cây trồng và vật nuôi khi nhiệt độ một số nơi hạ thấp còn 6 độ C.- Công an TPHCM khởi tố, bắt tạm giam nguyên Phó bí thư Thành ủy Tất Thành Cang.- Những nghị sĩ có ảnh hưởng trong đảng Cộng hòa của Mỹ công nhận chiến thắng của ông Joe Biden - mở ra “con đường ổn định hơn” cho vị tân Tổng thống chính thức bước chân vào Nhà trắng ngày 20/1 tới.- Châu Âu thắt chặt kiểm soát dịch Covid-19 trước dịp lễ Giáng sinh và Năm mới.
- Vượt khó khăn – Xuất khẩu nông sản phấn đấu đạt tăng trưởng cao - Để thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng trong dịp Tết - Bắc Giang: Quyết liệt phòng chống cháy rừng mùa khô - Phát triển nông nghiệp bền vững – câu chuyện của liên kết - Doanh nghiệp cần gì khi đầu tư vào nông nghiệp.
Nội dung chính:- Cải cách kinh tế để nâng cao tính chống chịu và hướng tới phát triển bền vững.- Nâng cao chất lượng và hiệu quả lập Báo cáo tài chính Nhà nước, góp phần minh bạch nền tài chính công.- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp phát triển thị trường cho các sản phẩm mang tính vùng miền ở Gia Lai.
* Phát triển thương mại ở các chợ Lào Cai, giúp người dân tăng thu nhập.* Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Lai Châu.* Tiểu thương tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên chợ online.
Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo đột phá phát triển hạ tầng đang là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Đặc biệt, việc thu hút nguồn vốn xã hội, phát triển hạ tầng chính là hiện thực hóa chủ trương, chính sách lớn Đảng và Nhà nước, khi xác định đây chính là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực vào ngày 1/1/2021 tới, kỳ vọng tạo hành lang pháp lý để thu hút được nguồn vốn từ xã hội vào phát triển hạ tầng.
Hội nghị liên kết phát triển du lịch giữa TPHCM và một số tỉnh, thành vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 14 đến 28/11, tại các tỉnh: Phú Thọ, Quảng Ninh và Quảng Nam. Đó là thông tin từ Sở Du lịch TPHCM tại cuộc họp báo diễn ra sáng nay (4/11) tại TPHCM. Tin của phóng viên Duy Phương
Đang phát
Live