Cả nước có gần 16 triệu hộ nông thôn với khoảng hơn 60 triệu người, chiếm hơn 65% dân số cả nước. Hiện tại có thể thấy rõ người dân chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, giá trị kinh tế nông nghiệp. Vậy bà con nông dân cần làm gì để dần thay đổi cách làm nông nghiệp theo xu hướng hiện đại cho năng suất, chất lượng và có thể dễ dàng làm giàu phát triển kinh tế từ nông nghiệp? Khách mời: Chuyên gia, Tiến sĩ Trần Duy Khanh - Viện trưởng Viện Doanh nhân APEC.
- Hưng Yên: Các dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải của các doanh nghiệp - Công tác bảo vệ môi trường chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - Giải đáp thắc mắc môi trường
Trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, khai thác thủy sản được xác định là một trong 6 ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sự có mặt thường xuyên của hàng nghìn ngư dân trên những con tàu hàng ngày khai thác hải sản trên các vùng biển của đất nước vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, trước tình hình trên biển có nhiều diễn biến phức tạp như thời tiết, giông bão, sóng gió bất thường và đôi khi còn phải đối mặt với những thử thách, hiểm nguy khác khiến ngư dân gặp không ít khó khăn trong quá trình đánh bắt. Làm thế nào để ngư dân vươn khơi an toàn, hiệu quả, đặc biệt khi mùa mưa bão đang đến gần? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo” nhằm giúp bà con cả nước hiểu rõ hơn hoạt động của các ngành, các lực lượng đối với việc hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên các vùng biển, đảo của đất nước. Do dịch bệnh Covid19 đang có diễn biến phức tạp nên chúng tôi kết nối điện thoại với các vị khách mời: Thượng tá Trần Mạnh Chiến, Chủ nhiệm Chính trị, Vùng 4 Hải quân và PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam để cùng trao đổi về vấn đề này.
- “Hải đoàn 129: Phát triển kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng” - “Gỡ thẻ vàng EC cần xây dựng nghề cá có trách nhiệm”
- Làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Người nông dân phải là chủ thể, phải nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người nông dân.- Hôm nay, cả nước ghi nhận 175 ca Covid-19, trong đó tỉnh Bắc Giang có 98 ca Covid-19 và tỉnh Bắc Ninh có 47 ca Covid-19. Đáng quan ngại, Công ty Hosiden tại Bắc Giang được đánh giá là ổ dịch đặc biệt nguy hiểm. Phóng viên Đài TNVN đang có mặt tại khu công nghiệp Quang Châu – Bắc Giang sẽ thông tin về công tác thần tốc lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân của công ty này. Ngay trong chiều nay, 2 bệnh viện dã chiến truyền nhiễm tại hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh đã hoàn thành sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.- Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In bắt đầu chuyến thăm Mỹ.- Tổng thống Palestine tuyên bố không có hòa bình nếu không có Jerusalem.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu 3 địa phương là Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang khẩn trương kiểm soát và khống chế dịch tại các khu công nghiệp. Dịch bùng phát mạnh trong khu công nghiệp sẽ đe dọa tới nền kinh tế.- Chủ tịch thành phố Hà Nội yêu cầu làm rõ trách nhiệm vi phạm quy định phòng chống dịch tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội, báo cáo kết quả về UBND thành phố, trước 10 giờ sáng nay 13/5.- Bộ Công Thương ra chỉ thị khẩn về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, trong đó đề xuất giảm giá điện cho 1 số đối tượng.- Hội đồng Bảo an họp khẩn lên án hành vi bạo lực trước những diễn biến căng thẳng leo thang giữa Israel và Palestin.- 12 đảng đối lập tại Ấn Độ yêu cầu Thủ tướng Mô-đi hành động để giải quyết khủng hoảng Covid-19.- Bài bình luận: Không để ế thừa, ùn ứ nông sản.
- Bài học về bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản Việt từ câu chuyện gạo ST25 - Giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển - Sản xuất theo chuỗi để phát triển nông nghiệp hữu cơ - Phòng chống dịch bệnh mùa nóng cho đàn vật nuôi
Đại dịch Covid-19 đang có dấu hiệu chuyển dịch từ những nước phát triển như Mỹ hay châu Âu sang những nước đang phát triển. Đây là một diễn biến đáng lo ngại khi hệ thống y tế ở đây vẫn còn hạn chế và thậm chí nhiều nước còn chưa được tiếp cận với vắc-xin, một trong những công cụ hữu hiệu nhất để ngăn chặn dịch bệnh. Tổ chức Y tế thế giới hôm qua một lần nữa cảnh báo thảm kịch tại Ấn Độ có thể xảy ra ở bất kỳ đâu nếu chính phủ và người dân đều nơi lỏng cảnh giác.
Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần PVI: 2 tờ trình không được thông qua.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới
Được xây dựng từ năm 1881, song, đến nay đường sắt Việt Nam vẫn không có km cao tốc hay đường đôi nào. Từ khi mới hình thành, đường sắt được coi là loại hình vận tải "vàng", được người dân ưu tiên lựa chọn vì độ an toàn cao do được chạy một mình một đường. Nhưng cho đến nay, đường sắt Việt Nam không có nhiều thay đổi so với thế kỷ trước cả về hạ tầng lẫn chất lượng dịch vụ, dẫn đến vận tải đường sắt chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong toàn ngành giao thông. Đại dịch Covid-19 bùng phát tiếp tục bồi thêm cú đấm vào ngành đường sắt. Khối tài sản trị giá hàng chục tỷ USD hao mòn theo thời gian gây nhức nhối, lãng phí một nguồn lực to lớn của đất nước. Hiện hơn 11.000 người lao động, tuần đường, trực gác chắn ... thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang bị nợ lương, đứng trước nguy cơ phải bỏ việc. Khó khăn chồng chất khó khăn đã khiến Tổng Công ty đường sắt Việt Nam vừa phải "kêu cứu" lên Thủ tướng Chính phủ vì khó có thể trụ vững đến hết tháng 4/2021. Vì sao ngành đường sắt tụt hậu và cơ chế nào để ngành đường sắt phục hồi phát triển? Đây là vấn đề được Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Xuân Phong, Chủ tịch Hội kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam phân tích.
Đang phát
Live