
Trong muôn vàn khó khăn của nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, một trong sáu nhiệm vụ cấp bách được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đó là xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ. Ngày 03/9/1945, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Lâm thời đã họp phiên họp đầu tiên và xác định nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội để ấn định cho nước Việt Nam mới một bản Hiến pháp. Trong phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với Chính phủ rằng: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”. 10 tháng sau khi Quốc hội khóa I ra đời, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Vì hoàn cảnh chiến tranh, bản Hiến pháp năm 1946 không được chính thức công bố nhưng Hiến pháp năm 1946 được đánh giá là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém một bản Hiến pháp nào trên thế giới với những giá trị có ý nghĩa muôn đời:
Qua 75 năm hình hành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc chức năng lập pháp, tạo cơ sở chính trị pháp lý quan trọng, phục vụ sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong mỗi nhiệm kỳ, Quốc hội đã không ngừng đổi mới và ngày càng thể hiện rõ hơn, đầy đủ hơn vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất trong công tác lập hiến, lập pháp. Quốc hội đã kịp thời cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp thành hệ thống các đạo luật, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, cải cách các thể chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Bài viết của Đỗ Minh, đề cập nội dung này.
Là một nhà giáo trẻ, một đảng viên với gần 10 năm tuổi nghề, và 6 năm tuổi Đảng, cô Đặng Hoàng Hà, giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội luôn có trách nhiệm cao với công việc, hết lòng yêu thương học sinh, quan tâm giúp đỡ các em hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật. Với lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, cô Hà được ban giám hiệu nhà trường tin tưởng giao cho dạy ở nhiều khối lớp học khác nhau, đặc biệt được phân công chủ nhiệm lớp có học sinh khuyết tật. Trong quá trình giảng dạy, cô đã không ngừng đổi mới phương pháp, tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo phù hợp với từng nội dung, từng kiểu bài và từng đối tượng học sinh. Cô đã nghiên cứu, tự học, tự làm các bộ phim, các clip tình huống, gắn với chính thực tế học sinh của mình để đưa vào bài dạy, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút các con vào tiết học khiến cho hiệu quả giờ dạy được nâng cao. Cô là 1 trong 40 giáo viên được Ngành Giáo dục Thủ đô Hà Nội tuyên dương “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm học 2019-2020. Chuyện đêm hôm nay phóng viên Thu Hiền gặp gỡ trò chuyện với cô Đặng Hoàng Hà, giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai để nghe chia sẻ về niềm đam mê sáng tạo đổi mới trong dạy học ở bậc tiểu học của cô.
Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay có những nội dung chính sau: - Điểm lại những thành công và hạn chế của ngành Tư pháp trong năm 2020 - Bộ đội Biên phòng Việt Nam tuyên truyền, phổ biến pháp luật. - Chuyển đổi số trong hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật.
75 năm hình hành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc chức năng lập pháp, tạo cơ sở chính trị pháp lý quan trọng, phục vụ sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong mỗi nhiệm kỳ, Quốc hội đã không ngừng đổi mới và ngày càng thể hiện rõ hơn, đầy đủ hơn vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất trong công tác lập hiến, lập pháp, nhằm đáp ứng sự mong mỏi, tin tưởng và của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước.
Hơn 6.000 bị hại tại 49 tỉnh, thành phố tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp do Lê Xuân Giang cầm đầu, với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 1000 tỷ đồng là những con số đáng chú ý trong vụ án 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản' xảy ra tại Công ty CP Liên Kết Việt, đang được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm. Vì sao nhiều người dính bẫy của hoạt động bán hàng đa cấp trá hình đến vậy? Phải chăng do các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng, công tác quản lý còn chồng chéo, thiếu đồng bộ? Cần hoàn thiện pháp luật như thế nào để sớm ngăn chặn, không để các doanh nghiệp bán hàng đa cấp trá hình lừa đảo người dân? Đây là nội dung được bàn luận với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO.
Chuyên đề: "Nhìn lại cải cách môi trường đầu tư kinh doanh năm 2020, giải pháp nào thúc đẩy mạnh mẽ cho năm 2021".Hai vị khách mời sẽ tham gia bàn luận về nội dung này là:- Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.- Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico.Thực hiện cuộc trao đổi - BTV Trung Hiếu.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2021.- Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2020 - sự kiện lớn nhất trong năm dành cho các doanh nghiệp công nghệ số khai mạc sáng nay và chuyển đi thông điệp "Make in Vietnam để Việt Nam hùng cường thịnh vượng".- Tại hội nghị trực tuyến tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lo ngại về sự biến chủng của virus SARS CoV2 đã được ghi nhận tại Anh và đề nghị không được chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.- Quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng liên quan đến lĩnh vực công nghệ. Trung Quốc cảnh báo sẽ có đòn đáp trả đối với doanh nghiệp công nghệ Mỹ.- Pháp mở cửa biên giới trở lại với Anh, sau gần 2 ngày đóng cửa biên giới để kiểm soát chủng mới của virus SARS CoV2 gây dịch Covid-19.
- “Cơn bão” đa cấp của công ty Liên kết Việt: lỗ hổng pháp lý hay sự hám lợi và buông lỏng quản lý kinh doanh đa cấp?- Căn bệnh U nguyên bào võng mạc hay còn được gọi là ung thư võng mạc.- Không khí Noel đang hiện diện trên từng ngôi nhà, từng con phố.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, có hiệu lực thi hành từ ngày 11-1-2021, thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15-4-2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Nghị định 137 đưa ra một số điểm mới trong công tác quản lý nhà nước về pháo và đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan. Nhiều người dân khi tiếp cận thông tin này tỏ ra ủng hộ vì cho rằng đây là nhu cầu thiết thực, nhưng cũng có ý kiến bày tỏ lo ngại về nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ô nhiễm, mất an ninh, trật tự. Một bộ phận người dân cũng đang hiểu nhầm việc cho phép đốt pháo hoa đồng nghĩa với việc được đốt tất cả các loại pháo hoa. Việc hiểu không kỹ, hiểu sai bản chất của Nghị định 137 sẽ vô tình khiến nhiều người có thể vi phạm pháp luật, dẫn tới bị xử lý hình sự. Vậy cần có giải pháp gì để quản lý mua bán và hỗ trợ người dân sử dụng pháo đúng pháp luật khi nghị định 137 có hiệu lực?
Đang phát
Live