
- Thái Nguyên: dự án nước sạch nông thôn chậm tiến độ - Giải pháp ứng phó và sống chung với hạn mặn - PV PGS TS Lê Anh Tuấn, Viện nghiên cứu về BĐKH Đại học Cần Thơ về câu chuyện sản xuất thông minh ứng phó với hạn mặn - Tiêu thụ nông sản mùa covid cần ưu tiên chế biến sâu
Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong là trong lĩnh vực đất đai, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian, giải quyết công việc không đúng quy định, không công bằng, không khách quan làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề đặt ra là Chính phủ đã và sẽ làm gì để đẩy lùi tình trạng này.
Từ đầu năm đến nay, tình trạng “sốt đất” tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương, chủ yếu là ăn theo các thông tin quy hoạch hạ tầng, mở rộng không gian đô thị. Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu cho rằng, cùng với việc công khai thông tin đầy đủ, kịp thời các quy hoạch thì cơ quan quản lý nhà nước nên sử dụng chính sách thuế để điều tiết thị trường bất động sản, tránh xảy ra sốt đất, gây hệ luỵ lớn đến kinh tế - xã hội.
Khám bệnh vài chục lần trong thời gian ngắn, mượn thẻ BHYT của người khác đi khám bệnh, sử dụng thẻ của người đã mất, làm thẻ giả hoặc dán ảnh của người mượn lên chứng minh thư cho trùng khớp với thẻ thật… Đây là những hành vi trục lợi BHYT điển hình mà cơ quan chức năng đã phát hiện trong thời gian gần đây. Trục lợi BHYT không chỉ là hành vi gian dối, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến quyền và lợi ích của người khác. Việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi trục lợi cũng như những giải pháp mạnh để giải quyết tình trạng này là hết sức cần thiết, góp phần hạn chế những thất thoát, lãng phí trong chi trả bảo hiểm y tế.
Khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, kì họp cuối cùng này Quốc hội sẽ dành khoảng 7 ngày cho công tác kiện toàn một số chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước.- Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng. Tại Việt Nam mỗi năm có 170.000 ca mắc mới.- Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thăm Hàn Quốc trong các ngày hôm nay và ngày mai.- Anh tưởng niệm 126 nghìn nạn nhân tử vong do của Covid-19.
- Hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về cụm cảng Cái Mép-Thị Vải.- Ngày Quốc tế Pháp ngữ năm nay đánh dấu năm khởi đầu cho thời kỳ 50 năm lần thứ 2 của Tổ chức này, đồng thời là dịp để khẳng định tình đoàn kết Pháp ngữ trong đối phó thách thức chung toàn cầu.- Nhiều chủ tàu cá tại tỉnh Quảng Ngãi vẫn vi phạm các qui định trong hoạt động khai thác thủy sản, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác quản lý.- Cuộc hội đàm theo hình thức trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc mà không đưa ra bất cứ tuyên bố mang tính đột phá nào.- Malaysia tuyên bố cắt đứt quan hệ song phương với Triều Tiên và buộc nhân viên đại sứ quán Triều Tiên và gia đình phải rời khỏi nước này trong vòng 48 tiếng.- Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục khẳng định vắc xin an toàn, đồng thời kêu gọi các quốc gia duy trì việc triển khai tiêm chủng loại vắc xin này.
Trong khi Chính phủ Pháp đang hối hả tham vấn chính quyền các địa phương về khả năng phong tỏa thêm một số khu vực để đối phó dịch Covid-19, nước này đã lập một kỷ lục mới về số ca nhiễm virus Sars-CoV-2 trong vòng một ngày kể từ nhiều tháng qua.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa họp định kỳ hàng tháng về tiến trình chính trị tại Syria. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh xung đột và khủng hoảng tại Syria đã diễn ra đúng một thập kỷ.
Chính phủ quyết định điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.- Khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Money có thể sẽ phải trả một mức phí nhất định.- Liên minh Châu âu thực hiện 2 tiên trình pháp lý cáo buộc Anh vi phạm Brexit.- Trong chương trình có bình luận nhan đề: Để ĐBSCL phát triển bền vững.
Trải qua một phiên họp kéo dài cả đêm do các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cố gắng ngăn cản một số điều khoản, cuối cùng thì bản kế hoạch cứu trợ Covid-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã được thông qua với tỷ lệ sít sao: 50 phiếu ủng hộ và 49 phiếu phản đối. Đây là chiến thắng lập pháp lớn đầu tiên của ông Joe Biden kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1, cho thấy giá trị của việc đảng Dân chủ giành lại Thượng viện trong cuộc bầu cử hồi cuối năm ngoái. Không chỉ là chiến thắng mang tính biểu tượng, Kế hoạch cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD còn là bước đi lớn của ông Joe Biden trong việc ứng phó với dịch bệnh Covid-19, với kỳ vọng mang lại sự thay đổi so với chính quyền của người tiền nhiệm Donald Trump sau hơn 1 năm nước Mỹ phải chống chọi với dịch bệnh. Cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân, Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Mỹ sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.
Đang phát
Live