
Do tình hình dịch Covid-19 tại Pháp đã được cải thiện đáng kể, Chính phủ nước này sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm và nới lỏng quy định đeo khẩu trang ngay trong những ngày tới.
Đến thời điểm hiện nay, “Vaccine Pfizer không có một nguồn vaccine tư nhân nào là hợp pháp”- đó là thông tin vừa được hãng Pfizer khẳng định tại Chương trình tập huấn trực tuyến do Tổng cục QLTT phối hợp với Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa Hoa Kỳ và hãng dược phẩm Pfizer tổ chức sáng nay (16/6) nhằm mục đích cung cấp những thông tin phân biệt vắc- xin chính hãng Pfizer cho toàn lực lượng Quản lý thị trường.
Tình trạng tham nhũng xảy ra ngay trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, các cơ quan bảo vệ pháp luật đang có dấu hiệu gia tăng cả về số vụ, tính chất và mức độ, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì sao có thực trạng đó, làm gì để ngăn chặn đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tham nhũng trong các cơ quan tư pháp
Phiên họp thứ 57 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào sáng mai với nhiều nội dung quan trọng, trong đó Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ báo cáo tổng kết bước đầu cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026- Dịch Covid19 xâm nhập bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, đơn vị y tế tuyến đầu trong chăm sóc và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở khu vực phía nam, với 550 giường bệnh- Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to. Cảnh báo khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh đối mặt nguy cơ lũ quét, sạt lở đất- Iran và các cường quốc nối lại vòng đàm phán thứ 6 tại thủ đô Viên của Áo về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015-Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) công bố dự án 40.000 tỷ USD hỗ trợ các nước đang phát triển. Đây được coi là trụ cột của tiến trình phục hồi kinh tế thế giới sau đại dịch COVID 19
Từ lâu nước ta đã có nhiều văn bản chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các chính sách đó đã được pháp luật hóa bằng Luật Bảo vệ quyền người tiêu dùng, Luật cạnh tranh… và hàng chục Nghị định, Thông tư khác nhau. Vậy nhưng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn luôn là câu chuyện thời sự nóng bỏng với nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng như: bao giờ người tiêu dùng có thể yên tâm khi mua sắm, sử dụng hàng hóa dịch vụ? Bao giờ thì cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phát huy được hiệu quả thực sự? Vậy cần những giải pháp gì để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng?
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã phải hy sinh, vất vả để nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Thế nhưng, trên thực tế còn không ít người vẫn ngang nhiên vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, tốn kém tiền của, khiến công tác chống dịch đã rất khó khăn lại càng chồng chất khó khăn hơn. Vì sao người dân lại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh dù đã được cảnh báo liên tục? Cần làm gì để nâng cao ý thức người dân? Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong các trường hợp này như thế nào?
Sau mười năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020, nước ta đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và huy động mọi nguồn lực để trẻ em ngày càng được chăm lo, bảo vệ tốt hơn. Trong đó, Tháng Hành động vì trẻ em thường xuyên được tổ chức trong những năm qua cũng là một minh chứng về sự chung tay của toàn xã hội góp phần thực hiện các quyền trẻ em, thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, môi trường sống của trẻ em vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vì vậy, ngày 07/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030. Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; tạo lập môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Và từ ngày hôm nay, 1.6, tháng Hành động vì trẻ em sẽ bắt đầu cùng nhiều hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”.
- Các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện nhiều giải pháp để tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp - Quản trị doanh nghiệp linh hoạt để vượt qua khó khăn - Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số - Lộ trình nào là hợp lý?
Mới đây, một chiếc máy bay của hãng hàng không Air France-KLM đã thực hiện chuyến bay đường dài đầu tiên từ Pháp đến Canada bằng nhiên liệu có thành phần là dầu ăn đã qua sử dụng. Không phủ nhận, đây là nỗ lực đáng kể trong bối cảnh ngành công nghiệp toàn thế giới đang từng bước thử nghiệm các loại nhiên liệu thay thế. Tuy nhiên, câu chuyện phát triển năng lượng bền vững ngành hàng không tại Pháp lại không hề đơn giản, thậm chí vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Học nghề ra trường có việc làm ngay với mức lương cao là vấn đề thực tế được nhiều người biết đến trong những năm gần đây. Nhưng tại sao vẫn có nhiều học sinh, phụ huynh chưa đặt ưu tiên chọn học nghề sau khi học xong THCS hay THPT? Tất nhiên, điều chúng tôi muốn nêu ra ở đây là tùy từng điều kiện, năng lực, sở thích của từng học sinh và gia đình để lựa chọn học nghề cho phù hợp. Thực tế cho thấy, học nghề tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiếp cận thị trường lao động mà vẫn có cơ hội học tiếp các hệ cao hơn nếu người học đủ khả năng và mong muốn. Vậy giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đang phát triển theo mô hình đào tạo chất lượng cao như thế nào? Người học nghề sẽ nhận được những giá trị gì? Cơ hội học tiếp cận thị trường lao động sớm sẽ phù hợp với những ai? Khách mời là ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội:
Đang phát
Live