
Ngay sau khi được truyền thông công bố ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden đắc cử Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, luật sư của Tổng thống Donald Trump tuyên bố một loạt vụ kiện sắp được khởi xướng để chống lại cái họ gọi là "cú hack của đảng Dân chủ", điều khiến ông Donald Trump mất nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống Donald Trump cũng khẳng định “cuộc bầu cử chưa kết thúc”. BTV Phạm Hà tổng hợp thông tin:
Có một thực tế đáng báo động nhiều năm trở lại đây: hoạt động thu hồi nợ gắn với tín dụng đen thường đi kèm với các hành vi như bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản; gọi điện, nhắn tin đe dọa, lăng mạ-xúc phạm nhân phẩm – không chỉ là áp lực hay nguy cơ mất an toàn tài sản, tính mạng người vay tiền và thân nhân của họ, hoạt động này khiến cho dư luận xã hội bất an. Cơ quan chức năng từng tăng cường nhiều giải pháp nhằm chấn chỉnh, hạn chế thực trạng, nhưng thống kê vừa được Bộ Công an công bố cho thấy “tình hình chưa chuyển biến tích cực, thậm chí còn khó lường hơn khi thế giới công nghệ biến đổi không lường”. Hàng chục nghìn cơ sở kinh doanh có dấu hiệu hoạt động tín dụng đen dưới nhiều hình thức, đang lừa đảo, chiếm đoạt tài sản – khiến cho hàng ngàn người rơi vào cảnh túng quẫn. Giải pháp nào cho thực tế này là vấn đề được bàn luận với sự tham gia của Chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu.
Trong số 10.000 người sử dụng PrEP (một loại thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS), chỉ có 8 người lây nhiễm, trong khi nếu không sử dụng sẽ có đến 700 người bị lây HIV/AIDS. Đây là một trong những điểm nổi bật và hoạt động được đẩy mạnh của Việt Nam trên lộ trình tiến tới loại trừ AIDS vào năm 2030. Thông tin trên đưa ra tại Hội thảo Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) 2018-2020 và kế hoạch 2021, do Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam và dự án USAID/PATH Healthy Markets tổ chức sáng nay (3/11) tại TPHCM. Phóng viên Kim Dung, thường trú tại TPHCM đưa tin:
Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật. Nhà nước pháp quyền là chế độ mà ở đó, mọi chủ thể như nhà nước, cơ quan nhà nước, công chức, viên chức, cá nhân hay mọi chủ thể khác đều phải chấp hành, thực hiện, tuân thủ pháp luật đã được ban hành.Trong quá trình đổi mới, Đảng ta khẳng định nhất quán đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…Trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội lần thứ 13, Đảng ta đã chỉ rõ ưu điểm, thành tựu, cũng như hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm…trong xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn phát triển tiếp theo với mục tiêu nhất quán: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.” Vậy so với trước đây, các vấn đề về xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong Dự thảo Văn kiện Đại hội 13 có những nội dung, điểm mới nào? Làm gì để xây dựng Nhà nước pháp quyền có hiệu quả hơn? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Giáo sư, Tiến sỹ Võ Khánh Vinh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NH Quang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Sau những chỉ trích qua lại giữa Tổng thống Pháp và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến quan điểm về Hồi giáo, căng thẳng chính trị giữa Pháp và một số quốc gia Hồi giáo tiếp tục gia tăng khi làn sóng biểu tình và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp đang ngày càng lan rộng. Các quốc gia Hồi giáo nhìn nhận việc Tổng thống Pháp bảo vệ quan điểm về tự do ngôn luận xung quanh các bức biếm họa nhà tiên tri Mohamat cùng với việc tách biệt “nhà thờ Hồi giáo” và “nhà nước Hồi giáo” trong dự luật sẽ đưa ra vào tháng 12 tới là cách tiếp cận “chống Hồi giáo”. Nhiều người lo ngại việc các nhà lãnh đạo đều phải bảo vệ quan điểm về Hồi giáo của mình có thể dẫn đến bùng phát căng thẳng ở phạm vi lớn hơn giữa các nước phương Tây và thế giới Hồi giáo. Chúng tôi đã kết nối với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập và phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp để phân tích cụ thể hơn vấn đề này.
Quan hệ giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục diễn biến căng thẳng sau những chỉ trích qua lại của Tổng thống Emmanuel Macron và Tổng thống Tayyip Erdogan liên quan đến quan điểm về Hồi giáo. Trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đăng tải dòng trạng thái trên Tweets khẳng định ông “tôn trọng mọi khác biệt trên tinh thần hòa bình”, nhưng Pháp sẽ không nhượng bộ trước những tuyên bố mang tính chất hận thù.
- Các vấn đề đặt ra trong cải cách và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan Tư pháp.- Liên minh châu Âu phát hành trái phiếu xã hội nhằm hỗ trợ các thành viên vượt qua khó khăn kinh tế do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Trong đợt mưa lũ lần này tại miền Trung, trong lúc hàng chục nghìn nhà dân chìm trong biển nước, thì hầu hết các hộ dân được dự án Nhà Chống Lũ hỗ trợ, đều an toàn và có thể chủ động chuẩn bị trước tình hình. Để có thêm góc nhìn về mô hình Nhà chống lũ và những giải pháp bền vững hỗ trợ người dân miền Trung “sống chung với lũ” một cách an toàn, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Thu Lành – đại diện Tổ chức dân sự Nhà chống lũ và Tiến sĩ Phùng Đức Tùng, Giám đốc Viện nghiên cứu Phát triển Mê-kông.
- Mưa lũ miền Trung vẫn diễn biến phức tạp - PV thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp về giải pháp đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại cho người dân trong mưa lũ - Nông thôn mới – thay đổi diện mạo nhiều địa phương - Sổ tay ra đồng xuống biển sẽ hướng dẫn bà con một số kinh nghiệm lựa chọn phân bón.
Lần thứ 2 chỉ trong vòng 3 tuần, nỗi kinh hoàng lại bao trùm nước Pháp với các vụ tấn công khủng bố. Mới cuối tháng trước, một người đàn ông di cư từ Pakistan đến Pháp đã dùng dao tấn công và làm bị thương 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí Charlie Hebdo. Còn sự việc mới nhất là vụ sát hại dã man một giáo viên lịch sử - địa lý ngay trên một con phố ở ngoại ô thủ đô Paris. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gọi đây là cuộc tấn công của các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan. Các vụ việc một lần nữa cho thấy, mối đe dọa khủng bố vẫn luôn âm thầm tồn tại và chỉ đợi dịp bùng phát không chỉ ở Pháp mà cả châu Âu, đe dọa sự bình ổn và an ninh của toàn khu vực!
Đang phát
Live