
Theo dự kiến, chỉ còn khoảng 2 tuần nữa nước Pháp dỡ phong tỏa toàn quốc. 10 ngày trước Giáng sinh và nửa tháng trước năm mới 2021, người dân Pháp sẽ có thể hội họp, đi du lịch cùng gia đình. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà vi rút có nguy cơ lây nhiễm rất mạnh. Vì vậy, nước Pháp đang thí điểm việc xét nghiệm trên diện rộng tại một số khu vực.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học từng bước hoàn thiện là hành lang pháp lý cho giáo dục đại học phát triển phù hợp với chủ trương, định hướng đổi mới của Đảng. Đặc biệt, có nhiều chính sách mới đã được hoạch định và thực thi như việc đẩy mạnh tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, thực hiện tự chủ đại học vẫn còn những khó khăn, rào cản, khoảng cách. Đây là những thách thức, đòi hỏi phải đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam.
Các lô vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên dự kiến sẽ được giao tới Pháp vào giữa tháng 1 năm sau. Trong bối cảnh này, nước Pháp đang gấp rút triển khai chiến lược tiêm chủng đối với người dân, trong đó việc tiêm chủng đại trà sẽ chỉ được tiến hành từ khoảng tháng 4/2021. Phóng viên Huỳnh Điệp - Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp, đưa tin:
Ngay khi xuất hiện ca mắc Covid-19 mới tại TPHCM, rất nhiều người dân thành phố đã đổ xô tìm mua khẩu trang để thực hiện các biện pháp chống dịch bệnh. Tin của Lệ Hằng, phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP.HCM.
Dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 63,35% tổng số hộ nghèo của cả nước. Vẫn còn 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Vùng dân tộc miền núi vẫn luôn đi liền 5 cái nhất, đó là: Điều kiện khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội cơ bản thấp nhất; và tỷ lệ nghèo cao nhất. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hiểu biết pháp luật sẽ giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thể tự bảo vệ mình tốt hơn và tham gia góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Làm thế nào để việc tuyên truyền pháp luật cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số có kết quả thực chất và hiệu quả cao hơn? Đây là nội dung của chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay với sự tham gia của ông Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp
- Quảng Ngãi hiện thực hóa nghị quyết về kinh tế biển Vươn khơi bám biển: - Quy định của pháp luật về cứu hộ, cứu nạn biển - Làng chài Phước Đồng thành công nhờ liên kết và cải tiến kỹ thuật khai thác bảo quản hải sản
Nhóm lợi ích đã làm tha hóa hàng loạt cán bộ các cấp, làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, gia tăng các hoạt động bè phái, mất đoàn kết nội bộ, phá vỡ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Nhiều người vi phạm phải chịu hình phạt của pháp luật. Trong khi đó, việc ngăn ngừa, phòng chống nhóm lợi ích vô cùng khó khăn. Vậy làm sao có thể nhận diện được lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật và phải làm gì để chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật một cách hiệu quả? Đây là nội dung trong Câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO.
- Những thành công và hạn chế sau 3 năm thực hiện Quyết định số 619 ngày 8/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật”- Xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh để thực hiện tốt hơn hoat động xây dựng xã phường đạt chuẩn pháp luật: Đòi hỏi từ thực tiễn.- Nghệ An xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Dù chưa có kết quả chính thức, nhưng các bước chuyển giao quyền lực tại Mỹ sau bầu cử Tổng thống đã bắt đầu rõ ràng hơn. Mới nhất, chính quyền Tổng thống Donald Trump dù chưa chấp nhận thất bại, nhưng cũng đã ủng hộ việc khởi động quá trình này. Trong khi đó, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden - người được truyền thông Mỹ tuyên bố thắng cử cũng đã công bố các đề cử nhân sự trong nội các sắp tới. Cụ thể quá trình chuyển giao quyền lực tại Mỹ sẽ diễn ra như thế nào? Đội ngũ nội các chủ chốt của chính quyền mới - nếu ông Biden chính thức được xác nhận đắc cử có những điểm gì đáng chú ý; hay dự báo các chính sách sắp tới của nước Mỹ? TS. Phạm Cao Cường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ sẽ phân tích cụ thể nội dung này.
Lao động trẻ em là vấn đề có tính xã hội nhưng phần nào cũng phản ánh bức tranh kinh tế. Về vấn đề này, pháp luật đã có những quy định cụ thể những trường hợp được sử dụng lao động trẻ em và ngăn cấm tình trạng bóc lột sức lao động của trẻ em. Vậy nhưng thực tế, trong nhiều trường hợp, việc phân biệt giữa lao động trẻ em và bóc lột sức lao động trẻ em lại không dễ dàng được phát hiện và xử lý kịp thời. Công tác quản lý nhà nước về lao động trẻ em đang gặp những khó khăn gì? Hệ thống pháp luật về nội dung này cần được hoàn thiện theo hướng nào? Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay:
Đang phát
Live