Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối giao thương, phát triển thương mại với đối tác các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi trong bối cảnh dịch Covid-19, đồng thời thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2021, Cục Xúc tiến thương mại và Vụ thị trường Châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, định hướng thị trường và một số mặt hàng xuất nhập khẩu có thể thúc đẩy giữa Việt Nam và châu Phi” theo hình thức trực tuyến vào lúc 14h ngày 01/9 tới đây. Với dân số hơn 1,3 tỷ người (chủ yếu là lực lượng lao động trẻ), châu Phi là khu vực thị trường rộng lớn gồm 55 quốc gia, trong đó có 26 quốc gia nói tiếng Pháp. Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này chủ yếu là nông sản (gạo, hạt tiêu, cà phê, rau quả…), thủy hải sản, hàng điện, điện tử, hàng dệt may và giày dép, tiêu dùng, sắt thép... Về nhập khẩu, đây là những thị trường cung ứng đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất trong nước và chế biến xuất khẩu của Việt Nam như nông sản thô (hạt điều, bông), gỗ, cao su, quặng và khoáng sản, linh kiện điện tử… Doanh nghiệp được miễn phí hoàn toàn khi tham gia hội thảo, ứng dụng kết nối qua Zoom. https://us02web.zoom.us/j/88321857098?pwd=QWtwZ0xPKzdoS2pJL2dYYmdFNWRyZz09 (Meeting ID: 883 2185 7098 / Passcode: 123123). Câu hỏi của doanh nghiệp gửi về Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương, chậm nhất ngày 30/8/2021.
Chính phủ các nước Pháp và Đức ngày 26/08 tuyên bố chấm dứt các chiến dịch di tản tại Afghanistan, trong khi Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định quân đội Anh vẫn tiếp tục duy trì các chuyến bay di tản bất chấp các vụ tấn công khủng bố vừa diễn ra ở sân bay Kabul.
Kiểm tra công tác phòng chống dịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu dồn lực chăm lo cho nhân dân, tận dụng thời gian vàng để đẩy lùi dịch bệnh nhanh nhất- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo xây dựng các chuyên đề được phân công thuộc đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến mă 2030, định hướng đến năm 2045”- Trong cuộc họp báo chiều nay, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khẳng định, Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt với Mỹ- Tân Thủ tướng Israel thăm Mỹ cài đặt lại quan hệ, thu hẹp bất đồng với đồng minh lớn nhất- Afghanistan cảnh báo đỏ về nguy cơ tấn công khủng bố, trong khi nhiều nước bắt đầu dừng chiến dịch sơ tán
Tình hình dịch bệnh Covid 19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, cả nước đang chung sức thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên, vẫn có không ít người vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh trong đó có hành vi tung tin giả về dịch bệnh làm ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội. Để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 78 phiên họp Chính phủ ngày 20/07/2021 về phòng chống dịch Covid 19, kịp thời chấn chỉnh tình trạng tung tin giả, sai sự thật về dịch bệnh, ngày 23 tháng 7 năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản thực hiện Nghị quyết số 78 của Chính phủ và tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 trên mạng.
Ngày 16/8/2021 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện (số 1082) gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021. Công điện của Thủ tướng cũng nhấn mạnh, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt, cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Song, việc giải ngân còn chậm do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan.
UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng 4 nhóm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp nhằm ổn định sản xuất và đảm bảo an toàn phòng chống dịch.- ASEAN họp bàn giải pháp hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar.- Các nhà lãnh đạo nhiều nước trên thế giới tiếp tục dành nhiều thời gian cho các cuộc điện đàm phản ứng thận trọng về tình hình Afghanistan.
Miền Nam nước Pháp tiếp tục đối mặt với nguy cơ cháy rừng lan rộng, đặc biệt là tại tỉnh Var, do điều kiện thời tiết không thuận lợi khi với nắng nóng, khô hạn cùng gió mạnh kéo dài.
Ngày 6/8, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 86 về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống COVID-19, trong đó áp dụng một số nội dung khác với quy định của luật. Đây là việc cụ thể hóa Nghị quyết số 30 của Quốc hội về quyết nghị cho Chính phủ có cơ chế đặc thù, quyết sách kịp thời trong phòng chống dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay. Là nghị quyết tổng hợp nhất của Chính phủ về phòng, chống COVID-19, Nghị quyết 86 đã đề cập nhiều vấn đề, từ công tác tổ chức, các hoạt động chuyên môn, kinh phí… đến cơ chế hoạt động, phân công trách nhiệm rất rõ ràng. Nghị quyết đã mở đường, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động các biện pháp chống dịch. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28-7-2021 đến hết ngày 31-12-2022.
Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến thị trường lao động rơi vào trạng thái biến động khó lường, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng mạnh. Chỉ tính riêng trong quý 2 năm nay, gần 1,2 triệu người thất nghiệp và khoảng 1,1 triệu người thiếu việc làm, thu nhập bình quân của người lao động giảm 226.000 đồng/tháng và theo dự báo, con số này vẫn sẽ không ngừng tăng lên. Vậy làm sao để đảm bảo việc làm cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh và làm thế nào để người bị mất việc, ngưng việc có thể nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động khi dịch Covid được kiểm soát, đẩy lùi? Loạt bài “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch” của nhóm phóng viên Hà Nam và Kim Thanh sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này. Bài 1: Thất nghiệp - thiếu việc làm gia tăng, gánh nặng cuộc sống người lao động.
-Sáng kiến cứu sống bệnh nhân COVID-19: Chia đôi 1 máy ECMO cho 2 người bệnh - Hoàn thiện pháp luật để xây dựng thành công nhà máy pháp quyền XHCN Việt Nam
Đang phát
Live